Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai đối với mẹ bỉm đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ để quá trình chuyển dạ diễn ra tốt nhất mà nguồn dinh dưỡng này còn nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh từ khi mới hình thành đến khi chào đời.
Bạn đang đọc: Nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bỉm khi mang thai và cho con bú
Chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho mẹ bỉm vẫn luôn là mối quan tâm lớn nhất của nhiều gia đình khi lúc này cơ thể mẹ bỉm có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng ở mức cao hơn bình thường, để giúp cơ thể nhanh hồi phục, đồng thời còn cung cấp lượng lớn các chất dưỡng chất cần thiết để chăm sóc em bé tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin tham khảo về nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu để mọi người xây dựng một chế độ khoa học tốt nhất dành cho các mẹ bỉm trước và sau sinh.
Contents
Nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất dành cho mẹ bỉm
Trong suốt hành trình mang thai và sinh nở, mẹ bầu đã mất khá nhiều năng lượng để cho bé chào đời, cung cấp dưỡng chất và sản xuất sữa nuôi thai nhi, chính vì thế nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bỉm cần phải được bù đắp có thể ở mức cao hơn so với thời điểm thai nghén, cụ thể như sau:
- Vitamin và khoáng chất: Để tránh táo bón, mẹ bỉm cần phải bổ sung vitamin, chất xơ qua nguồn trái cây tươi, rau củ hoặc nước ép trái cây.
- Nhu cầu về năng lượng: Đối với mẹ bỉm đang cho con bú sẽ cần năng lượng cao hơn người bình thường, cụ thể sẽ cao hơn 500 calo có thể tương đương với 3 chén cơm cùng các thức ăn. Trong đó con số cụ thể sẽ phụ thuộc và thể trạng và mức tăng cân của mẹ bỉm khi mang thai.
- Mức tăng trung bình từ 10 -12 kg: Đảm bảo 2260 Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2550 Kcal/ngày đối với người lao động trung bình.
- Mức tăng ít hơn 10kg: Đảm bảo sự đa dạng các nhóm thực phẩm để đáp ứng năng lượng khi cho bé bú.
- Nhu cầu chất béo lipid: Mẹ bỉm cần cung cấp trung bình 20 – 30% chất béo không no như DHA, EPA, N3, N6 trong khẩu phần ăn để cung cấp năng lượng để đảm bảo sự phát triển thần kinh và thị lực của bé.
- Lượng nước uống: Nước là thành phần không thể thiếu để sản xuất sữa mẹ, vì thế mẹ bầu không thể thiếu nước và cần phải uống trung bình từ 2 – 2.5 lít nước/ngày.
- Chất đạm (protein): Theo khuyến cáo lượng đạm cần thiết để mẹ bỉm nuôi con bằng sữa mẹ là 20 – 25g/ngày, cao hơn so với người trưởng thành bình thường.
Nhóm thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày của mẹ bỉm
Dưới đây là các nhóm thực phẩm quan trọng tốt cho mẹ bỉm có thể chia thành nhiều bữa để đảm bảo dinh dưỡng, an toàn và không gây dị ứng cho trẻ khi bú sữa mẹ.
Thịt bò
Thịt bò là nguồn thực phẩm giàu chất sắt có thể bù lại lượng máu đã mất của mẹ để có dinh dưỡng cho em bé. Ngoài sắt thì thịt bò còn chứa nhiều protein và vitamin B12 rất tốt cho bé và mẹ, nhưng cần phải lựa thịt bò nhiều nạc để hạn chế chất béo không tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên đối với mẹ bỉm sinh mổ thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì có thể thịt bò sẽ làm vết mổ bị lồi lên, gây mất thẩm mỹ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Mẹ bỉm có thể kết hợp ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo và trái cây để ăn sáng, vừa lạ miệng lại đầy đủ dinh dưỡng không có cảm giác ngán. Ngoài ra có thể thay thế bằng bánh mì ngũ cốc vì chúng cũng được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt và chứa nhiều axit folic tốt cho sự phát triển của bé.
Cá hồi
Cá hồi là nguồn cung cấp DHA tốt sự phát triển não bộ của bé, bên cạnh đó mẹ bỉm cũng cần bổ sung DHA giúp cải thiện tâm trạng, phòng ngừa trầm cảm sau sinh và có nguồn sữa mẹ chứa nhiều DHA cho bé bú.
Tuy vậy theo khuyến cáo của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) thì mẹ bỉm cũng nên sử dụng cá hồi với lượng vừa phải (tối đa 336g/ tuần), vì ăn quá nhiều lượng thủy ngân có trong cá sẽ không tốt cho sức khỏe bé.
Thực phẩm từ sữa ít béo
Mẹ bỉm có thể sử dụng các thực phẩm làm từ sữa ít béo như sữa chua, phô mai với lượng vừa phải, song song với đó mẹ bầu cũng nên uống sữa mỗi ngày để bổ sung protein, vitamin B, canxi và vitamin D giúp hệ xương khớp của bé chắc khỏe.
Tìm hiểu thêm: Viêm màng não có chữa được không? Các biến chứng nguy hiểm
Nhóm trái cây
Mẹ bỉm sau sinh và đang cho con bú nên sử dụng tối thiểu 150g nước ép trái cây hoặc trái cây tươi mỗi ngày để đảm bảo bổ sung vitamin C tăng cường đề kháng cho cả mẹ và bé. Nổi bật là quả việt quất với lượng khoáng chất, vitamin và carbohydrate dồi giàu để duy trì năng lượng mỗi ngày.
Bên cạnh nguồn thực phẩm tươi thì nhiều mẹ bỉm còn lựa chọn sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ khác để tăng cường DHA, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Điển hình là viên uống Prenatal One bổ sung đến từ Hoa Kỳ giúp cân bằng dinh dưỡng tốt nhất cho phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh.
Prenatal One được sản xuất bởi thương hiệu chăm sóc sức khỏe nổi tiếng tại Mỹ – Vitamins For Life nổi tiếng với cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, an toàn với con người và không để lại tác dụng phụ cho người sử dụng với các nguồn dưỡng chất thiết yếu tốt cho sự phát triển tư duy, thể chất của bé ngay từ trong bụng mẹ, phòng ngừa các trường hợp thai nhi yếu, dị tật thai nhi để bé có khởi đầu thuận lợi khi chào đời.
>>>>>Xem thêm: Ngân hàng trứng có chức năng gì? Hiến tặng và nhận trứng như thế nào?
Hy vọng thông tin trong bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin hữu ích xoay quanh chế độ dinh dưỡng cần thiết dành cho mẹ bỉm trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho em bé trong những năm đầu đời.