Siêu âm tim giá bao nhiêu có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người đang có nhu cầu thực hiện kỹ thuật này. Siêu âm tim là một trong những chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị trong việc phát hiện các bệnh lý về tim mạch. Hãy cùng KenShin tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Siêu âm tim giá bao nhiêu? Cần chú ý điều gì khi thực hiện siêu âm tim?
Siêu âm tim là một chỉ định đầu tay trong hầu hết các ca chẩn đoán bệnh lý tim mạch. Kỹ thuật này có thể giúp tầm soát và chẩn đoán sớm những bất thường của tim mạch trước khi người bệnh có biểu hiện lâm sàng. Vậy kỹ thuật siêu âm tim giá bao nhiêu? Cần lưu ý những gì khi siêu âm tim?
Contents
Siêu âm tim giá bao nhiêu?
Siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng siêu âm tần số cao để quan sát các chuyển động cũng như ghi lại hình ảnh của tim. Có thể nói, siêu âm tim là một kỹ thuật không có xâm lấn, không sử dụng tia bức xạ, không gây đau đớn và gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Vậy siêu âm tim giá bao nhiêu hay siêu âm tim hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, theo khảo sát về chi phí cho một lần siêu âm tim sẽ dao động trong khoảng từ 200.000 – 500.000 VNĐ. Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào cơ sở thăm khám, thiết bị máy móc, y tế hay trình độ chuyên môn của bác sĩ. Chính vì thế, siêu âm tim giá bao nhiêu có lẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại đối với người bệnh.
Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể và đặt lịch hẹn siêu âm nhanh chóng nhất. Dựa vào kết quả siêu âm tim, bác sĩ sẽ đánh giá được tổng quát tình trạng của tim và phát hiện sớm những bất thường. Nhờ đó, người bệnh sẽ phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh lý về tim mạch.
Quy trình siêu âm tim
Như vậy, bạn đọc đã biết được chi phí siêu âm tim giá bao nhiêu. Vậy quy trình siêu âm tim sẽ diễn ra như thế nào? Trước khi tìm hiểu vấn đề này, mời bạn đọc cùng KenShin nắm rõ về một số kỹ thuật siêu âm tim thường được sử dụng, gồm có:
- Siêu âm tim qua thành bụng;
- Siêu âm tim qua thực quản;
- Siêu âm tim gắng sức;
- Siêu âm Doppler;
- Siêu âm tim ba chiều;
- Siêu âm tim thai.
Tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật siêu âm tim phù hợp. Thời gian tiến hành siêu âm tim thường kéo dài từ 15 – 30 phút/lần. Quy trình siêu âm tim thường diễn ra như sau:
- Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ dán những miếng dán điện cực trực tiếp vào cơ thể người bệnh nhằm theo dõi điện tim chạy hiển thị trên màn hình.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ điều chỉnh ánh sáng trong phòng và bôi một lớp gel sử dụng trong siêu âm lên đầu dò siêu âm với mục đích làm tăng khả năng dẫn truyền sóng.
- Sau đó, bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò qua lại trên vùng ngực trái của người bệnh, hình ảnh siêu âm của trái tim sẽ hiển thị dần dần trên màn hình máy siêu và bác sĩ sẽ chụp lại những dấu hiệu bất thường của tim (nếu có).
- Khi siêu âm kết thúc, người bệnh dùng khăn lau sạch lớp gel trên cơ thể và chờ kết quả siêu âm là có thể ra về.
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này được thực hiện một cách nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian, tương đối an toàn và cho kết quả chính xác.
Ý nghĩa của kỹ thuật siêu âm tim
Thông qua kỹ thuật siêu âm tim với những hình ảnh thu được từ phương pháp này, bác sĩ sẽ nhanh chóng đánh giá cấu trúc, chức năng và dấu hiệu bất thường từ hoạt động của trái tim. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Vậy tại sao cần thực hiện kỹ thuật siêu âm tim?
Thông thường, khi tầm soát bệnh tật hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm thêm siêu âm tim để phát hiện những yếu tố gây hại cho trái tim. Bởi thông qua những hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể quan sát và đánh giá được các hoạt động của tim như:
- Theo dõi tần số và nhịp tim;
- Hình dạng, kích thước và độ mỏng dày của tim;
- Theo dõi hoạt động cơ tim, cách tim co bóp;
- Quan sát tình trạng hoạt động của van tim;
- Khả năng bơm máu của cơ tim;
- Quan sát kích thước cũng như chuyển động của thành tim;
- Van tim bị hở hay hẹp không;
- Quan sát và phát hiện ra các khối u, khối viêm quanh van tim và các mạch máu.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về một số bệnh lý tim mạch có thể gặp phải thông qua kết quả siêu âm tim như:
- Phát hiện sớm cục máu đông hoặc khối u trong buồng tim.
- Phát hiện sớm các bệnh về van tim như hở van tim, hẹp van tim…
- Phát hiện những bất thường về cấu trúc van tim như van tim không đóng kín, van tim bị biến dạng… khiến cho máu không thể lưu thông bình thường về buồng tim.
- Kích thước tim có thay đổi bất thường: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do người bệnh từng mắc bệnh cao huyết áp, từ đó tạo ra áp lực khiến cho kích thước của buồng tim và cơ tim tăng đột ngột.
- Tổn thương cơ tim: Siêu âm tim giúp bác sĩ phát hiện những bất thường của cơ tim, mạch máu đi ra và đi vào cơ thể. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp.
- Phát hiện sớm các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Tràn dịch màng tim: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh màng ngoài tim. Bệnh nhân có thể bị suy tim nếu không được điều trị sớm.
Tìm hiểu thêm: Các tác dụng phụ của thuốc Tanganil 500mg cần biết khi sử dụng
Cần chú ý điều gì khi thực hiện siêu âm tim?
Để đảm bảo được kết quả siêu âm tim chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Trước khi siêu âm tim
Trước khi đi siêu âm tim, bạn có thể yên tâm ăn uống và sử dụng thuốc như bình thường.
Tuy nhiên, đối với kỹ thuật siêu âm tim gắng sức hoặc siêu âm tim qua thực quản, người bệnh có thể phải nhịn ăn trong vài giờ trước khi tiến hành siêu âm.
Riêng đối với trường hợp siêu âm tim qua thực quản, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc an thần hoặc được gây tê cổ họng để có thể sử dụng gel và ống xịt dễ dàng hơn.
Tác dụng phụ có thể xuất hiện
Có thể nói, siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khá an toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
- Người bệnh thường cảm thấy khó chịu khi tháo bỏ các miếng dán điện cực trên ngực.
- Đối với những trường hợp phải siêu âm tim qua thực quản, cổ họng của người bệnh có thể bị đau rát trong vài giờ do sự va chạm của ống siêu âm trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề về hô hấp do tác dụng của thuốc an thần cũng như lượng oxy hít thở được.
- Người bệnh có thể bị loạn nhịp tim tạm thời do tác dụng của thuốc trong siêu âm tim gắng sức.
>>>>>Xem thêm: Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tóm lại, siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán phổ biến và hiệu quả, giúp cho người bệnh phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc siêu âm tim giá bao nhiêu.