Hiện nay, đốt sóng cao tần tuyến giáp được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, việc có nên áp dụng hay không còn tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Bài viết sẽ giúp bạn có những hình dung cụ thể hơn phương pháp này.
Bạn đang đọc: Phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp và những điều cần biết
Điều trị u tuyến giáp như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh vẫn luôn là một bài toán đặt ra cho y học. Hiện nay, phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp được đưa vào thực hiện, mở ra một hướng đi mới giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Thế nhưng theo các bác sĩ, phương pháp này không áp dụng đại trà cho tất cả người bệnh.
Contents
Đốt sóng cao tần tuyến giáp là phương pháp gì?
Phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều năm gần đây, tại các bệnh viện lớn cũng đã đưa vào sử dụng trong việc điều trị cho bệnh nhân. Đây được coi là phương pháp điều trị tân tiến, hiện đại, rất an toàn và hiệu quả, không cần mổ, không cần gây mê toàn thân mà chỉ cần gây tê tại chỗ.
Nguyên lý của phương pháp này là dùng sóng âm tần tạo ra nhiệt độ cao để tấn công, tiêu diệt tế bào và tổ chức mô của u tuyến giáp. Nhiệt sẽ hình thành do sự ma sát của các i-on trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh.
Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim đốt với đường kính 1mm đưa qua da vào trong nốt u tuyến giáp. Chiếc kim này có một đầu điện cực kết nối với máy phát sóng cao tần mang tần số 300 – 500MHz. Khi máy này phát ra bước sóng phù hợp thì đầu điện cực sẽ được tạo nhiệt đủ để làm nóng, dẫn đến mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u, phá hủy tổ chức mô của khối u tuyến giáp. Hiện nay, không chỉ riêng điều trị u tuyến giáp mà đốt sóng cao tần cũng được ứng dụng nhiều trong điều trị u gan, u vú, u phổi, u xương, u thận và u cơ.
Ưu điểm của đốt sóng cao tần tuyến giáp
Dưới đây là một số ưu điểm nổi trội của phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp được các bác sĩ chỉ ra:
- Hiệu quả: Phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp, hầu như không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Ở những người đã cắt trọn 1 thùy giáp thì phương pháp này còn giúp bảo tồn chức năng tuyến giáp còn lại. Hơn nữa, bệnh nhân gần như không cần phải tiếp tục uống thuốc sau khi điều trị.
- An toàn: Khi can thiệp, bác sĩ chỉ cần gây tê vùng điều trị mà không cần rạch da, mức độ xâm lấn tối thiểu. Các nghiên cứu lâm sàng và thực tế điều trị cho thấy phương pháp này gần như không có biến chứng nguy hiểm. Thời gian đốt chỉ khoảng từ 15 – 30 phút và bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi điều trị. Quá trình thực hiện, bệnh nhân gần như không có cảm giác đau đớn gì, thậm chí còn có tác dụng giảm đau do u tuyến giáp gây ra.
- Tính thẩm mỹ cao: Phương pháp này không để lại sẹo ở cổ nên có tính thẩm mỹ cao. Đây được xem là bước tiến trong điều trị, xóa tan mọi e ngại của người bệnh về việc có thể gây sẹo, mất thẩm mỹ ở cổ như các phương pháp khác.
Có nên áp dụng phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp?
Mặc dù đốt sóng cao tần tuyến giáp là phương pháp tân tiến, hiện đại, có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng không phải ai cũng phù hợp để thực hiện. Thông thường, phương pháp này chỉ nên được áp dụng với các trường hợp sau:
- Người bệnh gặp tình trạng u tuyến giáp lành tính.
- Khối u lành và có kích thước ít nhất từ 3cm trở nên gây mất thẩm mỹ, có biến chứng chèn ép, gây nên các triệu chứng như khó nuốt, đau, khó thở.
- Bị bướu giáp lành tính.
- Người bệnh bị nhân độc tuyến giáp, đã từng điều trị nội khoa nhưng không có tác dụng.
- Tái phát tình trạng đau, khó chịu ở vị trí đã cắt bỏ tuyến giáp.
Những trường hợp bị u tuyến giáp ác tính, ung thư tuyến giáp, đang mang thai, bệnh tim nặng, liệt dây thanh âm đối bên hoặc có phản ứng bất thường với thuốc gây tê không thể điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần. Do đó, tốt nhất người bệnh nên được thực hiện thăm khám kỹ lưỡng bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tại cơ sở y tế uy tín và thông báo cụ thể tiền sử bệnh với bác sĩ để có phác đồ phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Ăn rau gì dễ ngủ? Vì sao ăn rau giúp ngủ ngon hơn?
Các bước thực hiện đốt sóng cao tần tuyến giáp
Thông thường, tại các cơ sở y tế, các bước thực hiện đốt sóng cao tần tuyến giáp được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người bệnh được kiểm tra, đánh giá toàn diện về sức khỏe bao gồm các bệnh lý đang mắc phải, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, tình trạng bệnh, cơ địa, yếu tố nguy cơ,… Sau đó, bác sĩ sẽ giải thích đầy đủ thông tin về phương pháp điều trị để người bệnh hiểu về lợi ích cũng như rủi ro có thể gặp phải trong quá trình điều trị bằng đốt sóng cao tần.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành xác định vị trí chọc kim tiêm dự kiến, sau đó thực hiện tiêm thuốc gây tê để người bệnh không cảm thấy đau đớn trong quá trình can thiệp.
- Bước 3: Bác sĩ dùng máy đốt sóng cao tần can thiệp trực tiếp vào vùng có khối u. Lúc này máy sẽ tạo ra dòng điện cao tần để sinh nhiệt ở đầu điện cực gắn trên kim áp vào khối u, khiến cho khối u giảm kích thước, đồng thời giảm hormone tuyến giáp.
- Bước 4: Sau khi thực hiện xong, người bệnh được đưa về phòng theo dõi sau điều trị để nghỉ ngơi và theo dõi. Nếu không gặp vấn đề bất thường, người bệnh có thể ra về ngay mà không cần nằm viện lưu trú. Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để đánh giá hiệu quả, đề phòng nguy cơ biến chứng, đồng thời hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng trong điều trị u tuyến giáp một cách khoa học.
>>>>>Xem thêm: Rau dớn là cây gì? Cây dớn tác dụng với sức khỏe ra sao?
Với những thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đốt sóng cao tần tuyến giáp, những ưu điểm của phương pháp này cũng như lý giải băn khoăn có nên áp dụng đại trà cho tất cả người bệnh có vấn đề về tuyến giáp hay không. Phương pháp điều trị dù có hiện đại, hiệu quả nhưng cần phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ một cách cụ thể về sức khỏe bản thân trước khi thực hiện nhé!