Bệnh teo cơ delta được chính thức đề cập đến trong y học thế giới vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Và ở thời điểm hiện tại thì dưới góc nhìn y khoa, có rất nhiều thông tin quan trọng xoay quanh bệnh lý này đã được làm sáng tỏ.
Bạn đang đọc: Bệnh teo cơ delta: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp can thiệp
Teo cơ delta không phải là bệnh hiếm gặp, nó có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ vùng miền nào. Vậy nên nắm vững những thông tin cơ bản về bệnh lý này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và đối phó với chúng.
Contents
Teo cơ delta là gì?
Delta là một loại cơ nằm ngay vùng tiếp giáp của xương bả vai và xương cánh tay. Khi quan sát từ bên ngoài, bạn sẽ thấy chúng ôm trọn lấy phần khớp động của khu vực này. Về mặt cấu trúc, cơ delta được phân hóa thành 3 bó rạch ròi: 1 bó hướng về phía trước, 1 bó hướng ra sau và 1 bó nằm chính giữa – nhô cao hơn so với 2 đại diện còn lại.
Teo cơ delta là hiện tượng co ngót, giảm thể tích và mất dần chức năng vận động của khối cơ cùng tên. Các bó cơ có độ đàn hồi kém, co rút mạnh và hạn chế khả năng dãn ra. Chính vì điều này mà chúng ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của khớp vai, gây cảm giác đau nhức, khó chịu và làm phát sinh nhiều vấn đề bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Dấu hiệu teo cơ delta
Bệnh teo cơ delta có biểu hiện rất rõ ràng và bạn có thể nhận diện ra chúng thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Xương bả vai nhô cao hơn hẳn so với các xương khác ở vùng nửa lưng trên. Trong khi đó khu vực chính giữa lại bị chùng xuống. Vậy nên khi quan sát từ bên ngoài, bạn sẽ thấy người bệnh giống như đang đeo một đôi cánh nhỏ.
- Cánh tay bị kéo lệch và uốn cong về phía ngực nếu teo nhỏ bó cơ trước, lệch về phía lưng nếu nếu xơ hóa bó cơ sau. Đặc biệt, cánh tay sẽ bị treo lên cao, không thể áp sát thân mình nếu tổn thương xảy ra ở khu vực bó cơ giữa.
- Trong một số trường hợp, người bệnh còn thường xuyên bị trật khớp bả vai, rối loạn cảm giác ở khu vực vai và cánh tay. Ngoài ra, hiện tượng cong vẹo cột sống cũng rất thường gặp ở những người mắc bệnh teo cơ delta.
Nguyên nhân gây teo nhỏ cơ delta
Tìm hiểu rõ nguyên nhân là cách hiệu quả nhất để chúng ta cân nhắc và lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp đối với bệnh teo cơ delta. Vậy bệnh teo nhỏ cơ delta có thể phát sinh do những nguyên nhân nào?
- Lạm dụng thuốc: Các thử nghiệm lâm sàng và khảo sát thực tế cho thấy một số loại thuốc như Penicillin, Tetracycline, Dramamine, Pentazocine… Có thể làm giảm chức năng vận động của cơ delta nếu sử dụng liên tục hoặc quá nhiều.
- Tiêm thuốc vào vùng cơ delta với tần suất cao: Khi tiêm dược chất vào bắp tay, nhân tố ngoại lai này sẽ làm thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo và chức năng của cơ delta. Từ đó dẫn đến hiện tượng xơ hóa và teo nhỏ cơ.
- Loạn dưỡng cơ: Khi vùng cơ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chúng sẽ dần thu nhỏ về thể tích và yếu kém về chức năng vận động. Vấn đề này thường liên quan đến yếu tố dinh dưỡng, môi trường và đặc điểm cơ địa (di truyền).
- Sang chấn thần kinh: Nếu dây thần kinh nách bị tổn thương trong thời gian dài mà không được chữa trị, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận bao gồm cả cơ delta. Khi đó, hiện tượng teo nhỏ cơ delta cũng có thể xảy ra.
- Lão hóa: So với các nguyên nhân khác thì đây là trường hợp hiếm gặp hơn nhiều. Cụ thể qua thời gian, dưới ảnh hưởng của quá trình lão hóa, cơ delta sẽ giảm dần về khối cơ, tính đàn hồi cũng như sức co cơ và rất khó có khả năng phục hồi trở lại.
Tìm hiểu thêm: Ung thư não có mấy giai đoạn? Các cách điều trị ung thư não
Teo cơ delta có nguy hiểm không?
Lời giải đáp cho câu hỏi này sẽ là căn cứ để người quan tâm nhận thức rõ vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp cho riêng mình. Cụ thể, theo chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu về cơ xương khớp thì teo cơ delta là một bệnh lý nguy hiểm. Và nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường như:
Dị tật vĩnh viễn
Khi không được điều trị kịp thời, teo nhỏ cơ delta sẽ khiến cho các vùng cơ xương gần kề bị xô lệch, biến dạng. Chúng làm phát sinh 2 dị tật lớn là cong vẹo cột sống và hiện tượng “chim xệ cánh”. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực đến đến chức năng hô hấp, tuần hoàn và các tổ chức thần kinh ở vùng ngực cũng như là vùng lưng.
Hạn chế khả năng vận động
Khi bó cơ bị teo và co rút mạnh ở một bên nào đó, tay của người bệnh sẽ không thể vận động theo hướng ngược lại. Các thao tác đưa tay ra trước, ra sau, xoay tròn hay áp sát vào phần lườn đều vô cùng khó khăn.
Bại liệt
Khi cơ delta bị teo nhỏ, ban đầu có thể là hạn chế vận động nhưng dần dà, chúng sẽ mất hẳn chức năng quan trọng này. Và do mối quan hệ liên đới nên nếu một bó cơ không còn hoạt động nữa thì các bó lân cận cũng có khả năng không hoạt động theo. Lúc này, người bệnh phải đối diện với nguy cơ tê liệt hoàn toàn phần vai và tay bị tổn thương.
Một số giải pháp trong điều trị bệnh teo cơ delta
Tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, mới xuất hiện hay đã có từ lâu mà người bệnh có thể tìm đến một số giải pháp sau:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây loạn dưỡng cơ, từ đó làm phát sinh bệnh teo cơ delta. Vậy nên nếu qua thăm khám và phát hiện do nguyên nhân này thì người bệnh cần điều chỉnh ngay chế độ ăn. Đảm bảo khi cơ thể được cung cấp đủ chất đạm, bổ sung glutamine và creatine thì tình trạng bệnh chắc chắn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc cũng được bác sĩ khuyên dùng trong điều trị teo cơ delta. Điển hình là những dược chất giúp kích thích sự phát triển cơ, ức chế myostatin, giảm đau, chống viêm…
- Vật lý trị liệu: Được dùng trong mọi trường hợp và thường kết hợp với các liệu pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể, người bệnh sẽ được làm quen với các bài tập xoay ngoài, khép tay, mở rộng vai…. Và ngoài việc được chuyên gia hướng dẫn thì họ còn có thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác để đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ.
- Phẫu thuật: Chỉ áp dụng với trẻ lớn hơn 5 tuổi có tình trạng teo cơ do xơ hóa và bắt buộc phải đáp ứng tốt các điều kiện thể lực trước khi phẫu thuật. Trong quá trình can thiệp, bác sĩ sẽ mở 1 đường cỡ 2 đốt ngón tay để tiếp cận các bó cơ delta, tiếp theo dò tìm phần cơ bị xơ hóa và thực hiện cắt bỏ chúng. Khi đó các xương liên đới sẽ không còn bị gò cứng mà sẽ được giải phóng ngay lập tức. Hiệu quả của phương pháp này được đánh giá rất cao, có thể lên tới 98% với tỉ lệ tái phát bệnh cực thấp.
>>>>>Xem thêm: Lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
Qua bài viết, hẳn bạn đã hiểu thêm về bản chất, triệu chứng, mức độ nguy hiểm cũng như giải pháp trong điều trị bệnh teo cơ delta. Sau cùng, hãy note lại những thông tin hữu ích này để sử dụng khi cần bạn nhé!