Trong phiếu xét nghiệm về sinh hóa cơ thể, chỉ số LDL cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy xét nghiệm LDL là gì?
Bạn đang đọc: Xét nghiệm LDL là gì? Có quan trọng không?
Bên cạnh chỉ số về cholesterol, các chỉ số như: LDL, HDL,… cũng được người bệnh rất quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xét nghiệm LDL là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về phương pháp xét nghiệm này nhé!
Contents
Xét nghiệm LDL là gì?
Cholesterol là chất béo chính trong hệ tuần hoàn, không tan trong máu. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình tạo tế bào, vitamin và các hormone khác nhau. Để có thể di chuyển trong tuần hoàn, cholesterol cần được vận chuyển bởi các lipoprotein LDL và lipoprotein HDL.
Trong đó, LDL là viết tắt của Low Density Lipoprotein cholesterol, hay còn được biết đến là cholesterol lipoprotein có tỷ trọng thấp. Loại chất này rất giàu cholesterol, có nhiệm vụ chuyên chở cholesterol từ gan tới các mô. Tuy nhiên, đây được coi cholesterol “xấu” bởi nó có thể lắng đọng trong các thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch.
Xét nghiệm định lượng LDL-C là xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ cholesterol LDL trong máu. Từ đó, giúp đánh giá tình trạng bệnh rối loạn mỡ máu và nguy cơ tim mạch.
Chỉ số LDL bao nhiêu là an toàn?
LDL là chỉ số cholesterol xấu. Tuy nhiên, chỉ số này nằm ở mức nhỏ thì không ngăn cản quá trình chuyển hóa và sức khỏe của hệ tim mạch. Vậy chỉ số LDL bao nhiêu thì được coi là an toàn?
- Đối với người trưởng thành: Giá trị LDL tốt nhất là dưới mức 3.4mmol/L. Chỉ số này vượt qua mức 4.1mmol/L thì bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch và huyết áp.
- Đối với trẻ em: Mức LDL phù hợp là dưới 2.9mmol/L. Khi chỉ số này cao hơn ngưỡng 3.3mmol/L thì tức là hàm lượng cholesterol xấu đang rất cao và cần được điều chỉnh sao cho phù hợp.
Đối tượng nào nên xét nghiệm LDL?
Trên thực tế, tình trạng cholesterol cao không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào nên để đảm bảo sức khỏe, người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol định kỳ. Đặc biệt, những đối tượng sau cần kiểm tra mức LDL-C thường xuyên hơn do bao gồm nhiều yếu tố nguy cơ như:
- Bệnh tim mạch;
- Cao huyết áp;
- Đái tháo đường;
- Có thói quen hút thuốc lá;
- Thừa cân, béo phì;
- Có mức HDL cholesterol thấp;
- Gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm;
- Trên 45 tuổi;
- Đang điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu;
- Có lối sống kém lành mạnh, ít vận động.
Cần làm gì để duy trì chỉ số LDL an toàn?
Theo thống kê xét nghiệm LDL hiện nay, độ tuổi của bệnh nhân có chỉ số LDL cao đang ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ lối sống thụ động, kết hợp với chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh. Vì vậy, để duy trì chỉ số LDL an toàn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị rối loạn lipid máu cho bệnh nhân, bao gồm: Thuốc statin, thuốc ức chế hấp thụ cholesterol, thuốc cô lập axit mật,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm túc các phương pháp sau:
Về chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống là yếu tố hàng đầu giúp cho chỉ số LDL ổn định ở mức tối ưu. Theo đó, những loại thực phẩm tốt cho chỉ số LDL nói riêng và sức khỏe toàn diện nói chung là:
- Các loại rau củ quả;
- Ngũ cốc, yến mạch;
- Chất béo tốt;
- Sữa không đường, sữa tách béo;
- Thịt nạc, cá;
- Các loại dầu thực vật không bão hòa,…
Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế các loại đồ ăn có hại cho sức khỏe như: Mỡ và nội tạng động vật, sữa béo,… Đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn hoặc sử dụng nhiều dầu, mỡ để chiên rán. Không những vậy, rượu, bia, chất kích thích cũng nên được giảm thiểu để tránh các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu thêm: Bị mất răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Thường xuyên tập thể dục
Để cân bằng chỉ số LDL, cũng như tăng cường sức đề kháng giúp phòng chống bệnh tật, bạn cần duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Thời gian tập luyện nên kéo dài từ 20 – 30 phút. Tập với cường độ cao ổn định sẽ kích thích cơ thể trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa và nâng cao sự dẻo dai của cơ thể.
Từ bỏ các thói quen xấu
Bên cạnh việc duy trì lối sống tích cực, bạn cũng nên loại bỏ những thói quen xấu để hạn chế tích tụ chất độc hại ở các cơ quan. Cụ thể:
- Bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạnh và bảo toàn chức năng của phổi.
- Không uống rượu bia giúp người bệnh kiểm soát tốt chỉ số LDL.
- Có chế độ ăn giảm cân bằng cách tập luyện thể dục và xây dựng chế độ ăn kiêng nhưng vẫn cần đảm bảo đầy đủ chất.
- Tránh thức khuya làm giảm khả năng trao đổi chất, gây tích tụ cholesterol xấu.
>>>>>Xem thêm: Sốt rét là gì? Sốt rét lây mạnh vào giai đoạn nào?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về xét nghiệm LDL cũng như vai trò to lớn của xét nghiệm này. Hãy khám bệnh định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, kết hợp với xét nghiệm LDL để phát hiện và xử lý kịp thời các triệu chứng của bệnh ngay từ sớm, bạn nhé!