Rượu bia là loại thực phẩm cần tránh xa trước khi xét nghiệm máu để tránh sai lệch kết quả. Vậy uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được?
Bạn đang đọc: Bạn có biết: Uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được?
Các chất trong rượu bia có thể làm ảnh hưởng tới các chỉ số sinh hóa, huyết học,… khiến cho xét nghiệm máu không còn chính xác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nồng độ cồn ảnh hưởng thế nào đến kết quả xét nghiệm. Hơn nữa, uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được? Mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Contents
Uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được?
Thông thường, khoảng 90% lượng cồn sẽ được loại bỏ qua gan và 10% còn lại là qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Như vậy, thời gian trung bình rượu tồn tại trong cơ thể được thống kê như sau:
- Trong máu: Từ 6 – 12 giờ;
- Trong nước tiểu: Từ 3 – 5 ngày.
Do đó, để trả lời cho câu hỏi: “Uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được?”, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng: Sau khi uống rượu, bia nói riêng và đồ uống có cồn nói chung, bệnh nhân cần chờ ít nhất 12 tiếng sau rồi mới nên làm xét nghiệm máu để kết quả được chính xác nhất.
Rượu ảnh hưởng gì đến kết quả xét nghiệm máu?
Trong quá trình chuyển hóa rượu, nồng độ các enzyme như: GGT, ALT, AST,… trong gan sẽ tăng lên đột ngột. Trong khi đó, đây cũng chính là các enzyme được xét nghiệm trong mẫu máu để đánh giá chức năng gan. Từ đó, kết luận xem liệu tế bào gan có bị suy yếu hay không. Như vậy, việc uống bia, rượu và các chất có cồn khác có thể gián tiếp làm tăng các enzyme do gan sản xuất. Quá trình này sẽ kéo dài liên tục trong khoảng 6 – 12 tiếng sau khi sử dụng.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ rượu, bia cũng làm lấn át quá trình trao đổi chất, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ tạm thời. Lúc này, các chỉ số mỡ máu như cholesterol, triglycerid,… sẽ tăng lên nhanh chóng.
Một chức năng nữa của gan cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là dự trữ đường cho cơ thể dưới dạng glycogen. Khi cơ quan này phải tập trung vào phân giải các phân tử acetaldehyde gây hại được chuyển hóa từ rượu, xét nghiệm đường máu cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được? Từ thống kê này, bạn không nên thực hiện các xét nghiệm sau trong ít nhất 12 tiếng từ khi sử dụng rượu, bia:
- Xét nghiệm triglycerid;
- Xét nghiệm cholesterol máu toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol;
- Xét nghiệm đường máu (glucose);
- Xét nghiệm chức năng gan: Chỉ số GGT, ALP, AST, ALT,…
Cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm máu?
Bên cạnh thắc mắc: “Uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được?”, nhiều người bệnh cũng vô cùng quan tâm đến những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu xét nghiệm. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng trước khi làm xét nghiệm máu mà bạn không thể bỏ qua!
Nhịn ăn 10 – 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu
Khi dung nạp đồ ăn vào cơ thể, các chất có trong một số loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến chỉ số sinh hoá máu, bao gồm:
- Chỉ số đường huyết;
- Chỉ số đánh giá chức năng gan ALT, AST;
- Chỉ số đánh giá chức năng thận ure, creatinin;
- Chỉ số mỡ máu cholesterol, HDL, LDL,…
Trên thực tế, chỉ có một số ít xét nghiệm máu cho phép người bệnh ăn uống bình thường là: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sắt, xét nghiệm canxi,…
Dừng uống một số loại thuốc
Một số loại thuốc hằng ngày dùng để điều trị bệnh nền như: Thuốc tăng huyết áp, đái tháo đường, asparaginase, aspirin, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc tránh thai,… Đây là những sản phẩm có thể làm tăng amylase máu hoặc tăng tiểu, gây ra nhầm lẫn trong quá trình đếm tế bào máu và khối lượng máu.
Do đó, nếu được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc dừng thuốc ít nhất 3 – 5 ngày trước khi tiến hành.
Tìm hiểu thêm: Mẹo trị mụn bằng tỏi tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Không sử dụng chất kích thích
Không chỉ có rượu, bia, các chất kích thích khác cũng có thể làm sai lệch các chỉ số được tham khảo trong xét nghiệm máu, đó là: Cà phê, thuốc lá,…
Không nên vận động quá mạnh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng sức khỏe, cảm xúc và tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu bạn làm quá sức, cảm xúc bị kích động hoặc bị sốc, bỏng và nhiễm trùng thì sẽ kéo theo nồng độ glucose trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do tại thời điểm này, cơ thể cần nhiều năng lượng nên tăng cường quá trình sản xuất glucose và đẩy chúng vào máu.
Khi nào nên xét nghiệm máu?
Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, đòi hỏi người bệnh phải nhịn ăn từ 10 – 12 tiếng. Trong khi đó, việc nhịn ăn quá lâu có thể khiến bạn bị tụt huyết áp, mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức. Vì vậy, cách tốt nhất là tiến hành xét nghiệm máu vào sáng sớm.
Đây là thời điểm thích hợp vì sau một đêm ngủ, các ảnh hưởng không mong muốn từ đồ ăn, thức uống sẽ được hạn chế tối đa. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân có thể vừa tận dụng được giấc ngủ giúp các cơ quan được nghỉ ngơi vừa không cần nhịn đói dài để làm xét nghiệm.
>>>>>Xem thêm: Quy trình thụ tinh ống nghiệm diễn ra như thế nào?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể tự trả lời được câu hỏi: “Uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được?”. Hãy xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe toàn diện của bản thân nhé!