Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa

Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ sót vì các triệu chứng không điển hình. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị thiếu máu mãn tính?

Bạn đang đọc: Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa

Theo tổ chức y tế thế giới WHO năm 2011, ở Việt Nam trong số các trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có 31% trẻ bị thiếu máu và đây cũng là một trong những lý do cha mẹ thường đưa trẻ đi khám. Tùy theo thời gian của tình trạng thiếu máu có thể chia thành cấp tính hay mãn tính và mỗi trường hợp lại có những nguyên nhân khác nhau. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin về thiếu máu mãn tính ở trẻ em.

Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là gì?

Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) dưới mức bình thường của trẻ cùng lứa tuổi trong thời gian dài. Tình trạng này được chẩn đoán chính xác khi trẻ có các biểu hiện của thiếu máu kèm theo xét nghiệm trị số hemoglobin (ký hiệu là Hb hoặc Hbg) trong tổng phân tích tế bào máu giảm thấp hơn giới hạn bình thường theo độ tuổi. Trẻ có các dấu hiệu sau đây có thể đang gặp tình trạng thiếu máu:

  • Da xanh xao nhợt nhạt, móng mất độ bóng, lông thưa, rụng tóc.
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường, huyết áp thấp.
  • Tăng nhịp thở, thở nhanh.
  • Thiếu máu dẫn đến thiếu oxy não gây kém tập trung khi học, khó thở khi gắng sức, chóng mặt, nhức đầu, lừ đừ, buồn ngủ,…
  • Đặc biệt cần chú ý ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng như bú ít và chậm tăng cân.

Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa

Ngưỡng hemoglobin bình thường ở trẻ theo tuổi

Nguyên nhân gây thiếu máu mãn tính ở trẻ em

Trong điều kiện bình thường, số lượng hồng cầu được sản xuất đủ giúp duy trì việc vận chuyển oxy đến các mô cơ thể. Erythropoietin là chất được sản xuất từ thận giúp kích thích tế bào tiền thân của hồng cầu ở tủy xương phát triển thành hồng cầu trưởng thành có đời sống 120 ngày trong máu. Thiếu máu có thể là hậu quả của một hay nhiều nguyên nhân gồm giảm sản xuất tại tủy xương, mất máu, tán huyết (vỡ tế bào hồng cầu), hay tăng bắt giữ hồng cầu. Tìm ra nguyên nhân của thiếu máu không dễ, tuy nhiên có thể chia thành các loại nguyên nhân như sau:

Thiếu máu do giảm các yếu tố tạo máu

  • Thiếu cung cấp các chất như sắt (phổ biến nhất), acid folic, vitamin B12, thiếu protein,…
  • Thiếu máu do suy tủy bẩm sinh hoặc mắc phải (mà tủy xương là cơ quan tạo máu đầu tiên).
  • Các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn, suy thận mạn tính (thiếu erythropoietin), suy tuyến giáp,…

Thiếu máu do tan huyết

  • Bệnh Thalassemia, thiếu men G6PD (thường gặp ở người châu Á, độ tuổi thường là trẻ sơ sinh), cường lách,…
  • Sốt rét (lưu ý khi trẻ đi về từ nơi là vùng dịch tễ của sốt rét), nhiễm khuẩn huyết.
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con, bệnh tự miễn (thường gặp ở trẻ sơ sinh).
  • Nhiễm độc do thuốc, hóa chất, rắn cắn, nấm độc,…

Thiếu máu do chảy máu

Chảy máu từ từ mãn tính do nhiễm giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, sa trực tràng. Trẻ bị thiếu máu cần làm các xét nghiệm sau:

  • Tổng phân tích tế bào máu (hay xét nghiệm máu) là thường quy đối với trẻ đến khám vì các bệnh về máu.
  • Nồng độ Ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh để khảo sát nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt.
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân nếu nghi ngờ trẻ nhiễm giun móc.
  • Xét nghiệm nước tiểu tìm máu hoặc hemoglobin tìm các bệnh lý về thận.
  • Cùng một số xét nghiệm khác tìm nguyên nhân gây bệnh thiếu máu.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu những món canh bổ máu cho bà bầu

Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa
Xét nghiệm Ferritin huyết thanh để khảo sát nguyên nhân thiếu máu mãn tính ở trẻ em

Khi nguyên nhân thiếu máu không rõ ràng, theo tư vấn của các bác sĩ huyết học trẻ có thể cần được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu.

Làm sao để phòng ngừa thiếu máu mãn tính ở trẻ em?

Một số loại thiếu máu là do di truyền và không thể ngăn ngừa được nhưng phần lớn các trường hợp thiếu máu ở trẻ là thiếu máu do thiếu sắt và có thể được ngăn ngừa bằng cách:

  • Người mẹ cần uống đủ sắt và acid folic trong thai kỳ để dự phòng.
  • Trẻ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng bào thai, song sinh là những đối tượng có nguy cơ cao vì vậy cần được theo dõi và cung cấp sắt sau 1 tháng tuổi và kéo dài đến 12 tháng tuổi.
  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ nếu có thể trong năm đầu đời vì sữa mẹ cung cấp sắt dưới dạng dễ hấp thu cho trẻ.
  • Cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa bổ sung sắt (ít nhất 12 mg sắt/1 lít sữa) nếu trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ một phần.
  • Không cho trẻ uống sữa bò cho đến sau tuổi 1 vì không cung cấp đủ chất sắt.
  • Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm như các loại ngũ cốc giàu chất sắt, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, khoai tây, cà chua,…
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi không nên uống quá 600ml sữa/ngày, cần có ít nhất 3 bữa ăn có bổ sung chất sắt.

Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên bạn nên xổ giun định kỳ hàng năm cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và không cho trẻ uống trà hay cà phê sau ăn để hạn chế giảm hấp thu sắt.

Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản – Jevax 1ml

Bổ sung thực phẩm giàu sắt để phòng ngừa thiếu máu mãn tính ở trẻ em

Tình trạng thiếu máu mãn tính ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như phát hiện sớm nếu con bạn có các dấu hiệu thiếu máu nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *