Sái quai hàm là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống. Sái quai hàm ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Vậy, sái quai hàm uống thuốc gì sẽ nhanh khỏi?
Bạn đang đọc: Thắc mắc: Bị sái quai hàm uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Sái quai hàm đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa phần khi bị sái quai hàm ít người có hướng xử lý đúng cách nên tình trạng sái quai hàm càng nặng hơn. Sái quai hàm uống thuốc gì sẽ nhanh khỏi, rút ngắn thời gian đau của người bệnh?
Contents
Dấu hiệu bị sái quai hàm
Sái quai hàm rất dễ nhận biết bởi các dấu hiệu này khá đặc trưng. Người bệnh cũng có thể tự nhận biết được:
- Đau mỏi vùng trước tai, ù tai: Khi đau khớp hàm, cơn đau tại hàm thường lan tới đầu, tai của người bệnh có hiện tượng ù, đau mỏi. Ù tai đau quai hàm có kèm theo tình trạng nghe không nghe được, nghe không rõ. Để lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận bên trong của tai.
- Cứng ở giữa cổ và quai hàm: Dấu hiệu này thường gặp tại người bị sái quai hàm. Người bệnh có cảm giác ê nhức ở quai hàm, cổ khó xoay, nhất là sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Khi há miệng có tiếng kêu: Người bệnh sái quai hàm khó khăn khi mở miệng, khi mở miệng nghe tiếng kêu lộc khộc. Tiếng kêu do chấn động của xương khớp dẫn đến bắp thịt và đường gân của xương quai hàm không ở đúng vị trí nữa. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong hoạt động ăn và nhai hàng ngày.
Dấu hiệu bị sái quai hàm khá dễ nhận biết nhưng sái quai hàm uống thuốc gì nhanh khỏi không phải ai cũng biết. Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của sái quai hàm đến từ đâu?
Nguyên nhân của sái quai hàm
Sái quai hàm do chấn động mạnh ở phần bắp thịt và gân của xương hàm. Làm xương hàm lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Ngoài nguyên nhân do chấn động mạnh từ bên ngoài, thì đau khớp hàm có thể đến từ:
- Viêm nhiễm vùng họng, vùng miệng.
- Nằm ngủ sai tư thế, người bệnh nằm nghiêng một bên, nằm sấp quá lâu, khi ngủ có thói quen nghiến răng.
- Thói quen cười quá lớn, ngáp mạnh hết cỡ hay mở miệng quá to khi ăn cũng có thể dẫn đến sái quai hàm.
- Người làm việc nặng nhọc thường xuyên, cần mang vác trên cổ, khiến cơ tại những vị trí này căng cứng liên tục.
- Người chịu stress, căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày.
Đây là bệnh lý khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Nên không cần quá lo lắng khi mắc bệnh sái quai hàm. Nhưng muốn nhanh khỏi thì người bệnh sái quai hàm uống thuốc gì?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng ngứa da đầu, rụng nhiều tóc
Sái quai hàm uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Sái quai hàm không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng cần phải sử dụng thuốc để điều trị, sử dụng thuốc không phải phương pháp ưu tiên hàng đầu để điều trị sái quai hàm. Nếu trong quá trình bệnh, người bệnh sái quai hàm có tình trạng đau liên tục, vượt quá mức đau có thể chịu được của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau cho người bệnh.
Thuốc giảm đau bạn được chỉ định từ bác sĩ có thể là các hoạt chất: Ibuprofen, paracetamol, meloxicam,… Các thuốc giảm đau không có tác dụng điều trị dứt điểm nguyên do dẫn đến sái quai hàm, chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời cho người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số phương thức khác để cải thiện cơn đau của bản thân vì bất cứ loại thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ lên sức khỏe của con người.
Những hướng khắc phục cơn đau khớp xương đau quai hàm mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm:
- Khi ngủ, hạn chế nằm nghiêng một bên, hạn chế đặt tay dưới hàm.
- Cố gắng tránh nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn không kiểm soát được thói quen nghiến răng khi ngủ nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh các thực phẩm có tính chất dai, dính, giòn, cứng, thực phẩm cần nhai, sử dụng cơ hàm nhiều. Hạn chế thực phẩm cay nóng.
- Nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, thực phẩm chín mềm hay các món ăn dạng lỏng, miếng nhỏ dễ nhai nuốt.
- Chườm nóng: Dùng nhiệt độ để thư giãn cơ bắp, cải thiện tình trạng sưng đau của khớp.
- Chườm lạnh: Chỉ nên chườm lạnh nếu có dấu hiệu viêm sưng tại quai hàm.
- Xoa bóp: Đây là cách khắc phục đau khớp hàm hiệu quả mà người bệnh có thể tự làm tại nhà. Đặt ngón trỏ và ngón giữa, ấn vào vùng quai hàm đang đau nhức. Xoa vòng tròn từ 5 – 10 phút. Sau đó thử cử động miệng và lặp lại đến khi cải thiện được cơn đau.
>>>>>Xem thêm: Vì sao bạch hầu nguy hiểm? Những biến chứng và cách phòng ngừa
Khi đến khám tại các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được chẩn đoán, xem xét và đề xuất bởi bác sĩ có chuyên môn về xương khớp hỗ trợ. Đa số bác sĩ sẽ cân nhắc đề xuất một trong 2 cách sau đây:
- Nắn quai hàm: Sau khi tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ, bác sĩ tiến hành nắn chỉnh lại quai hàm về đúng vị trí. Với thao tác ấn, nắn khối xương hàm về đúng vị trí, người bệnh có thể cảm nhận được ngay hiệu quả sau khi được nắn lại.
- Phẫu thuật: Sái quai hàm mức độ nặng sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật, thường được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa Cơ xương khớp để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
Sái quai hàm uống thuốc gì thì đều cần chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc. Người bệnh nên áp dụng cách để cải thiện tình trạng sái quai hàm tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị.