Các xét nghiệm tầm soát ung thư xương có thể bạn chưa biết

Ung thư là căn bệnh thế kỉ, hiện nay đã phát hiện ra hơn 200 loại bệnh ung thư khác nhau. Một trong số đó chính là ung thư xương, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh khá thấp tuy nhiên khi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chính vì thế việc tầm soát ung thư xương rất quan trọng.

Bạn đang đọc: Các xét nghiệm tầm soát ung thư xương có thể bạn chưa biết

Ung thư xương có nhiều giai đoạn khác nhau, nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm sẽ kéo dài thời gian sống của người bệnh. Chính vì thế, việc tầm soát ung thư xương rất quan trọng. Tuy nhiên không có nhiều người biết đến các xét nghiệm dùng để tầm soát này. Hãy cùng KenShin tìm hiểu ngay những xét nghiệm tầm soát ung thư xương là gì nhé!

Đặc điểm của ung thư xương

Ung thư xương hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 15 – 25 tuổi, chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng trang lứa. Bệnh xuất hiện ở trẻ nam nhiều hơn nữ.

Theo vị trí u, ung thư xương thường gặp ở “gần gối, xa khuỷu” – điều này có nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay.

Rối loạn di truyền là tác nhân bên trong, liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Điều này giải thích tại sao ung thư xương thường xuất hiện ở người trẻ, đây là độ tuổi xương phát triển nhất.

Một số yếu tố bên ngoài có thể gây ung thư xương, xạ trị thời niên thiếu có thể xuất hiện ung thư xương ngoài 40 tuổi. Đôi khi ung thư xuất hiện một thời gian ngắn sau khi bị va đập hoặc bị gãy xương. Tuy nhiên chưa thể khẳng định được chấn thương là nguyên nhân gây ra ung thư hay chỉ là sự trùng hợp.

Đau là triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân hay gặp nhất. Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau mơ hồ trong xương, sau đó đau từng đợt ngắn gây khó chịu. Giai đoạn rõ rệt, đau sẽ xuất hiện liên tục và không giảm khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường.

Khối u có thể được phát hiện trước, đồng thời hoặc sau khi đau. Mới đầu u là một khối sưng, nồi gồ mặt da, bờ không rõ và nắn không đau. Về sau u to nhanh, gây biến dạng và xâm lấn phần mềm, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi khám.

Ung thư xương hay di căn phổi, có thể được phát hiện bằng cách chụp X-quang phổi.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư xương có thể bạn chưa biết

Ung thư xương thường hay gặp ở lứa tuổi thanh niên khoảng từ 15 đến 25 tuổi

Tầm soát ung thư có ý nghĩa như thế nào?

Tầm soát ung thư nhằm phát hiện ra ung thư trước khi bệnh gây ra những triệu chứng. Tầm soát ung thư được thực hiện thông qua các phương pháp cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm… giúp chúng ta phát hiện sớm các tế bào bất thường và các tế bào ác tính.

Ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau, số lượng mắc bệnh và số ca tử vong đang tăng theo từng năm, vì thế việc tầm soát ung thư ngày càng được chú trọng.

Quy trình tầm soát ung thư cơ bản như sau:

  • Bước 1 – Khám lâm sàng: Đây là bước cơ bản trong quá trình tầm soát. Bác sĩ sẽ hỏi những yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, bản thân, môi trường sinh sống… Thăm khám tổng quát và hỏi những triệu chứng bất thường của cơ thể. Những thông tin trên sẽ giúp cho bác sĩ đưa ra phương pháp tầm soát ung thư phù hợp.
  • Bước 2 – Làm một số cận lâm sàng cơ bản: Sau khi khám lâm sàng bạn sẽ được sắp xếp làm một số cận lâm sàng cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
  • Bước 3 – Chẩn đoán hình ảnh: Ngoài các xét nghiệm, bạn sẽ được chỉ định những phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X-quang, MRI, CT…

Tìm hiểu thêm: Chức năng của tủy sống và những điều cần biết

Các xét nghiệm tầm soát ung thư xương có thể bạn chưa biết
Tầm soát ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh

Một số xét nghiệm tầm soát ung thư xương

X – quang

X – quang là phương pháp thường quy, đây là phương pháp xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ chỉ định cho người bệnh để kiểm tra tình trạng xương, đặc biệt khi nghi ngờ một số loại khối u xương.

Việc chụp X – quang nhằm tầm soát ung thư xương rất quan trọng, có thể giúp bạn phát hiện ra bệnh cũng như xem được sức khỏe xương khớp.

Cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính (CT) tuy có những hạn chế so với MRI, nhưng CT giúp bạn phát hiện ra những khối u di căn ở các bộ phận khác như phổi, gan…

Chụp CT sẽ được ứng dụng vào trong quá trình sinh thiết xét nghiệm ung thư xương, bác sĩ sẽ di chuyển kim sinh thiết vào khối u theo vị trí dựa trên phim chụp CT. Việc quét CT sẽ được lặp lại cho đến khi đầu kim sinh thiết chạm được đến khối u.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ xác định được chính xác mức độ của khối u, vùng có khối u. Hình ảnh mà ta thu được từ phim chụp MRI cho thấy rõ tủy bên trong xương và các mô mềm xung quanh khối u, gồm các mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, phương pháp chẩn đoán cộng hưởng từ có thể có thấy bất kỳ khối u xương nhỏ.

Chụp PET/CT

PET là phương pháp y học hạt nhân, hiện nay được ứng dụng như là một công cụ để chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư.

Hiện nay, PET cũng được đưa vào để thực hiện xét nghiệm ung thư xương vì PET cho ra hình ảnh là chi tiết giải phẫu cơ thể con người, thể hiện rõ được sự chuyển hóa bên trong cũng như vị trí khối u.

Đây cũng là lý do mà PET được xem là một trong những phương pháp chẩn đoán có độ chính xác cao so với những phương pháp chẩn đoán trước đây.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư xương có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Ăn chung có lây HIV không? Con đường lây truyền HIV

PET là một phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư xương

Sinh thiết

Sinh thiết tổn thương

Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật xâm lấn nhỏ. Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng, đưa vào người của bệnh nhân tại vị trí nghi ngờ khối u, sau đó cắt một hoặc một phần bệnh phẩm để đem đi làm xét nghiệm và soi dưới kính hiển vi.

Sinh thiết là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư có kết quả chính xác cao, vì vậy thường được sử dụng để khẳng định xem bệnh nhân có mắc ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng hay không.

Sinh thiết tủy xương

Đây là phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm ở tủy xương của người bệnh và đem đi kiểm tra. Kết quả thu về sẽ thể hiện tình trạng tủy xương và tế bào máu.

Sinh thiết tủy xương có quy trình tương tự như sinh thiết xét nghiệm nói trên. Bác sĩ sẽ chọc hút tủy xương để thu thập mô xốp bên trong, ngoài ra cũng kiểm tra tình trạng tủy xương của bạn và cho biết tủy xương có đang khỏe mạnh hay không. Đồng thời chúng ta cũng biết được chức năng tủy xương có ổn định, đủ để tạo ra tế bào máu một lượng vừa đủ hay không.

Bên cạnh câu hỏi về xét nghiệm tầm soát thì nhiều người thắc mắc rằng đối tượng nào nên thực hiện tầm soát ung thư xương?

Đối tượng cần thiết đó chính là những người cao tuổi – ở độ tuổi này xương bước vào giai đoạn lão hóa dẫn đến những khó khăn trong việc di chuyển. Bên cạnh đó, những vận động viên, những người có hoạt động thể chất trong thời gian dài với cường độ cao – đồng nghĩa với việc cơ xương khớp luôn phải chịu áp lực lớn.

Những người này họ sẽ dễ bị những bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm gân cơ… và ung thư xương được xem là hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe, chính vì thế chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về ung thư xương và tầm soát ung thư xương mà KenShin tổng hợp được. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *