Rau má được biết đến như một loại rau, cũng như một loại thảo dược đem lại nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Vậy rau má có công dụng gì? Uống rau má có mất ngủ không?
Bạn đang đọc: Uống rau má có mất ngủ không? Công dụng và một số lưu ý khi sử dụng rau má
Rau má là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác. Với nhiều tác dụng bổ dưỡng, từ lâu rau má đã được sử dụng như một loại rau dùng trong chế biến nhiều món ăn và thức uống. Vậy rau má có công dụng gì? Uống rau má có mất ngủ không? Hãy cùng khám phá vấn đề này cùng KenShin nhé!
Uống rau má có mất ngủ không?
Rau má có thể được chế biến thành nhiều thức uống khác nhau, đơn giản nhất như nước ép, trà, hay kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo ra nhiều thức uống hấp dẫn. Những thức uống được chế biến từ rau má vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe, vừa giúp bạn bổ sung nước, đồng thời còn hỗ trợ giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày hè nóng nực do rau má có tính hàn.
Nếu như bạn mong muốn sử dụng những thức uống từ rau má để hỗ trợ sức khỏe mà lo ngại rằng liệu uống rau má có mất ngủ không, đừng lo lắng vì rau má không hề khiến bạn mất ngủ mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn nữa đấy. Với khả năng điều trị chứng lo âu, căng thẳng và trầm cảm, rau má thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ đôi khi đi kèm với những tình trạng này. Một số người coi rau má như một phương thuốc thảo dược thay thế cho các loại thuốc kê đơn điều trị chứng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ.
Do đó nếu như bạn đang cần tập trung cho công việc, hãy hạn chế sử dụng rau má vì điều này có thể khiến bạn buồn ngủ, khó tập trung hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải vấn đề về giấc ngủ, rau má có thể giúp bạn như một loại thảo dược điều trị. Cách sử dụng sau đây sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn: Uống 300 đến 680 mg chiết xuất rau má 3 lần mỗi ngày trong tối đa 14 ngày.
Công dụng của rau má
Rau má từ lâu nay vẫn luôn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe như tác dụng chống viêm cũng như tăng cường sức khỏe tâm thần. Loại thảo dược này có thể được dùng như một loại thực phẩm, sử dụng như một loại trà hoặc dùng dưới dạng chiết xuất. Đối với chăm sóc da, rau má cũng có thể được sử dụng trực tiếp hoặc dưới dạng chiết xuất được thêm vào trong mỹ phẩm.
Rau má thường được sử dụng như một loại thảo dược bổ sung nhằm hỗ trợ các tình trạng như giãn tĩnh mạch hay bệnh Alzheimer. Chúng cũng được xem như một phương pháp điều trị các tình trạng bệnh lý khác như bệnh về gan, bàng quang và xơ cứng động mạch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng kem bôi hoặc thuốc mỡ chứa thành phần từ rau má có thể ngăn ngừa sẹo, giúp chữa lành vết thương và bệnh vẩy nến. Những loại kem bôi này có thể sử dụng làm giảm vết rạn da khi mang thai. Cây rau má có chứa saponin triterpenoid, một loại hợp chất thường gặp trong các loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Cách uống nước cam với sữa đặc có tốt không?
Một công dụng nữa của rau má được biết đến là hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng nhận thức của cơ thể, do đó có tiềm năng trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Một số nghiên cứu cho thấy rau má có thể được sử dụng để điều trị chứng giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Việc sử dụng thực phẩm bổ sung rau má trong 8 tuần cho thấy sự cải thiện về độ bền của tĩnh mạch, giảm tình trạng viêm và đau. Bổ sung chiết xuất từ rau má cũng giúp cải thiện chức năng của tĩnh mạch ở những người có biến chứng vi mạch do đái tháo đường gây ra. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng thư giãn và chống lo âu. Có thể thấy rằng rau má đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất được ưa chuộng.
Ngoài việc sử dụng để uống hay chế biến trong các món ăn, rau má cũng là một thành phần rất được ưa chuộng trong chăm sóc làn da. Một trong những lý do khiến rau má nổi bật trong các sản phẩm chăm sóc da là vì tác dụng tuyệt vời trong việc giữ nước cho da. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc các bệnh như bệnh chàm hoặc bệnh rosacea, những bệnh có thể làm khô và khiến da bạn nhạy cảm. Thành phần của rau má có chứa chất phytochemical, asiaticoside, axit asiatic, axit madecassic và madecassoside, những chất này kích thích sản xuất collagen và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, rau má còn có công dụng giảm viêm, chữa bỏng và làm lành vết thương.
Một số lưu ý khi sử dụng rau má
Rau má là một loại thảo dược lành tính, thường an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của rau má đã được báo cáo, chẳng hạn như:
- Buồn ngủ;
- Buồn nôn;
- Nhức đầu;
- Chóng mặt;
- Tiêu chảy;
- Kích ứng da;
- Một số trường hợp gây ảnh hưởng đến gan hiếm gặp;
- Có khả năng gây dị ứng khi uống hoặc bôi ngoài da.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về hạch hạnh nhân: Nơi chứa đựng cảm xúc
Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng rau má khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Hạn chế sử dụng rau má nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, đặc biệt là bệnh gan. Ngừng sử dụng rau má ít nhất 2 tuần trước khi trải qua cuộc phẫu thuật.
Mặc dù những nghiên cứu về ảnh hưởng của rau má đối với các loại thuốc khác chưa đầy đủ nhưng rau má cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn. Khi sử dụng rau má cùng một số loại thuốc có khả năng gây hại cho gan sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Với tác dụng gây buồn ngủ và làm chậm nhịp thở, khi sử dụng rau má cùng thuốc an thần (thuốc ức chế thần kinh trung ương) cũng có tác dụng tương tự, sự kết hợp này có thể khiến bạn khó thở hay buồn ngủ nhiều hơn. Do đó, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau má nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe hay đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Mặc dù rau má có thể an toàn khi được thu hoạch từ những nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên một số nguồn rau má đã được phát hiện có chứa hàm lượng kim loại nặng nguy hiểm. Do thiếu bằng chứng về tính an toàn, rau má cũng không được khuyến cáo cho trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Như vậy, chúng ta đã rõ câu trả lời cho câu hỏi uống rau má có mất ngủ không và công dụng của rau má. Rau má đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và không gây ra tình trạng mất ngủ khi sử dụng. Tuy nhiên để thưởng thức những loại thực phẩm từ rau má một cách hiệu quả, các bạn hãy chú ý một số lưu ý khi sử dụng nhé.