Đừng chủ quan nếu bị khô mắt đau đầu thường xuyên

Theo ý kiến của các chuyên gia, khu vực thần kinh thị giác có liên quan rất lớn đến chứng đau đầu. Khô mắt đau đầu thường là biểu hiện đi kèm nhau ở một số đối tượng. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt, nếu không có biện pháp can thiệp sớm, sức khỏe thị lực, thần kinh rất dễ bị ảnh hưởng xấu.

Bạn đang đọc: Đừng chủ quan nếu bị khô mắt đau đầu thường xuyên

Mặc dù không phải là một tình trạng nguy hiểm, bệnh khô mắt có thể tạo ra những triệu chứng như: Mệt mỏi, đau đầu, đỏ và rát ở mắt, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Nếu chủ quan để khô mắt đau đầu diễn ra thường xuyên sức khỏe thị lực sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.

Tổng quan về bệnh khô mắt

Nước mắt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bề mặt mắt và duy trì thị lực. Khi nháy mắt, nước mắt được phân phối đều trên bề mặt mắt, giúp bôi trơn bề mặt mắt, giảm nguy cơ nhiễm trùng, loại bỏ các vật thể cặn bã, duy trì sự sạch sẽ của giác mạc và kết mạc. Bệnh khô mắt xảy ra khi sự cân bằng của 2 yếu tố dưới đây bị suy giảm:

  • Thiếu nước mắt: Nước mắt được sản xuất từ các tuyến trong và xung quanh mi mắt. Sự sản xuất nước mắt giảm đi theo tuổi tác, có thể do các vấn đề mắt và tổng thể hoặc do tác động phụ từ việc sử dụng thuốc. Thời tiết khô hanh, gió mạnh cũng có thể giảm lượng nước mắt do sự bay hơi nhanh chóng, gây ra tình trạng khô mắt.
  • Chất lượng nước mắt kém: Màng nước mắt của chúng ta có ba lớp: Lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Mỗi lớp đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe bề mặt mắt. Lớp mỡ giúp ngăn chặn sự bay hơi nước từ lớp nước, trong khi lớp nhầy giúp phân phối nước mắt đều trên bề mặt giác mạc. Nếu nước mắt bay hơi quá nhanh hoặc không phân phối đều trên giác mạc, điều này có thể gây ra tình trạng khô mắt.

Đừng chủ quan nếu bị khô mắt đau đầu thường xuyên

Bệnh khô mắt xảy ra khi sự cân bằng bị suy giảm giữa chất và lượng nước mắt

Ngoài ra, một số bệnh lý có thể gây ra sự rối loạn trong lớp mỡ và lớp nhầy, dẫn đến khó khăn về khả năng duy trì độ ẩm của mắt. Điển hình như: Bệnh viêm mí mắt, trứng cá đỏ, có thể gây ngăn cản sản xuất lớp nhầy và do đó dẫn đến tình trạng mắt khô.

Mối liên quan giữa khô mắt và đau đầu

Các vấn đề khác liên quan đến mắt thường kéo theo tình trạng đau đầu bao gồm: Tổn thương giác mạc, thoái hóa giác mạc, nhiễm trùng mắt, khô mắt, viêm mắt, tăng nhãn áp, khối u sau mắt và cơn tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Ngoài ra, còn có các tình trạng như: Thần kinh thị giác bị ảnh hưởng, viêm động mạch thái dương, hội chứng thiếu máu cục bộ ở mắt, cận thị hoặc viễn thị chưa được điều chỉnh.

Các vấn đề về mắt có thể có mối liên hệ mật thiết với các loại đau đầu khác nhau. Các trường hợp đau nửa đầu thường đi kèm với rối loạn thị giác, nhạy cảm với ánh sáng mạnh và cảm giác đau ở phía sau mắt. Chúng có thể xuất hiện do tiếp xúc với ánh sáng chói gây căng thẳng mắt. Trong trường hợp đau đầu từng cụm, có thể gây ra cảm giác đau rát mạnh và lan qua mắt hoặc xung quanh mắt. Ngoài ra cũng có thể kèm theo tình trạng chảy nước mắt, mí mắt bị sưng và nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Đừng chủ quan nếu bị khô mắt đau đầu thường xuyên

Ngoài khô mắt các vấn đề về mắt khác cũng có thể gây ra đau đầu

Mắt khô mỏi hoặc cảm giác căng thẳng có thể khiến bạn phải liên tục xoa mắt, đôi khi gây ra cảm giác mí mắt nặng và khó mở mắt. Trong trường hợp mỏi mắt khô kéo dài, sẽ kéo theo cảm giác đau âm ỉ ở vùng đầu. Do đó, khô mắt đau đầu có mối quan hệ khá mật thiết với nhau, bạn cần có kế hoạch chăm sóc đôi mắt của mình mỗi ngày.

Biến chứng nguy hiểm của khô mắt đau đầu

Khô mắt đau đầu có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt, ngoài ra nếu không được can thiệp sớm tình trạng này còn có thể kéo theo hai biến chứng thường gặp như sau:

  • Viêm giác mạc: Đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh khô mắt, thường xảy ra khi bệnh không được điều trị hoặc không phản ứng tốt với các loại thuốc. Viêm giác mạc khi kết hợp với tình trạng khô mắt có thể gây hại cho bề mặt của giác mạc, dẫn đến tạo sẹo trên giác mạc, ảnh hưởng đến chức năng thị giác.
  • Viêm kết mạc: Đa số trường hợp viêm kết mạc do khô mắt là nhẹ và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và trở thành dạng mãn tính, việc thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt là cần thiết để xác định và quản lý tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang

Đừng chủ quan nếu bị khô mắt đau đầu thường xuyên
Viêm kết mạc là biến chứng nguy hiểm của tình trạng khô mắt đau đầu

Do đó bạn không nên chủ quan với tình trạng khô mắt đau đầu, đặc biệt là nếu nó diễn ra thường xuyên. Đây có thể là cảnh báo khi mà sức khỏe thị lực của bạn đã trở nên xấu đi.

Cách chăm sóc mắt bị khô tại nhà

Để cải thiện tình trạng khô mắt đau đầu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà theo gợi ý sau:

  • Tuân theo đúng hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cố gắng tránh để mắt tiếp xúc với điều kiện môi trường lạnh và khô.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện độ ẩm trong không gian sống xung quanh.
  • Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, hãy thường xuyên tháo kính để cho mắt được nghỉ ngơi. Đừng quên tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ.
  • Tuân theo lịch hẹn tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm tra thị lực và hiệu quả của quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một vài cách trị khô mắt tại nhà hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
  • Khi làm việc trước máy tính hoặc đọc sách trong thời gian dài, hãy thường xuyên nháy mắt để giúp bảo vệ mắt.
  • Khi ra ngoài, đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi tác động của gió, bụi và tia UV.
  • Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì lượng nước cần thiết mà cơ thể cần.

Đừng chủ quan nếu bị khô mắt đau đầu thường xuyên

>>>>>Xem thêm: Nhịp tim thai 165 lần/phút là trai hay gái? Cách xác định giới tính của thai nhi chuẩn

Chú ý thăm khám mắt theo chỉ định của bác sĩ

Những người thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng và áp lực từ công việc và cuộc sống hàng ngày có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt. Khô mắt đau đầu là tình trạng sức khỏe mà bạn không được chủ quan. Cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và can thiệp điều trị đúng đắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *