Khám thai định kỳ là việc rất cần thiết để các mẹ bầu nắm được tình trạng của thai nhi, điều này lại càng quan trọng hơn vào những tháng cuối của thai kỳ. Trong 3 tháng cuối, một số mẹ bầu sẽ cần thực hiện siêu âm thai Doppler. Vậy mẹ bầu đã biết những thông tin cơ bản về siêu âm thai Doppler và chỉ số PI trong siêu âm thai là gì hay chưa?
Bạn đang đọc: Chỉ số PI trong siêu âm thai là gì? Các thông tin về siêu âm thai Doppler
Có rất nhiều mẹ bầu có chung một thắc mắc “Chỉ số PI trong siêu âm thai là gì?”. Nhìn chung, đây là một trong những số liệu quan trọng khi thực hiện siêu âm Doppler. Để biết được cụ thể chỉ số này là gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết này.
Contents
Chỉ số PI trong siêu âm thai là gì?
Chỉ số PI trong siêu âm thai Doppler chính là chỉ số đập (pulsatility index) hay chỉ số xung của động mạch. Kỹ thuật này thường được sử dụng để để đánh giá lưu lượng dòng máu hay tốc độ truyền máu ở các vị trí như động mạch não giữa, tim, rốn hoặc động mạch tử cung. Nhờ các chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ truyền oxy và dinh dưỡng từ mẹ qua thai nhi có đảm bảo hay không. Từ đó, giúp chẩn đoán tình trạng thai nhi kém phát triển trong tử cung.
Khi thai nhi còn ở trong bụng mẹ, oxy và các dưỡng chất cần thiết sẽ được truyền qua nhau để nuôi dưỡng thai phát triển. Thai càng lớn thì lượng máu mẹ cần cung cấp sẽ càng tăng. Nếu kết quả siêu âm cho ra chỉ số PI thấp hơn mức quy định, điều này đồng nghĩa với việc lượng máu cung cấp cho thai nhi không đủ và thai nhi đang bị thiếu dưỡng chất. Thiếu dưỡng chất có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thai nhi, làm cho thai nhi bị chậm phát triển và gặp các vấn đề về sức khỏe phức tạp. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng này kéo dài và không được can thiệp kịp thời, trẻ sinh ra có nguy cơ bị kém phát triển trí tuệ và thậm chí là tử vong.
Chỉ số PI thấp hoặc cao hơn bình thường có sao không?
Chỉ số PI thấp hoặc cao hơn bình thường đều cảnh báo những vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn. Nếu chỉ số PI thấp hơn mức bình thường so với tuổi thai thì chứng tỏ lưu lượng máu mẹ cung cấp cho thai nhi thấp. Thai nhi có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như đã đề cập qua ở phần trên do không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
Ngược lại, chỉ số PI cao sẽ là một lời cảnh báo tới sức khỏe của mẹ bầu. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, chỉ số PI của mẹ bầu cao thì mẹ bầu có thể bị tiền sản giật hoặc thai nhi trong tử cung bị hạn chế phát triển. Đến tuần thứ 34 mà chỉ số này vẫn cao thì nguy cơ xảy ra tình trạng suy thai, trẻ khi sinh ra bị nhiễm toan máu hay sản giật muộn rất cao.
Tìm hiểu thêm: Những dạng mất ngôn ngữ đột quỵ phổ biến và phương pháp tập luyện cải thiện bệnh
Mẹ bầu cần thực hiện siêu âm Doppler khi nào?
Thông thường, siêu âm Doppler đo chỉ số PI sẽ được thực hiện vào thời điểm thai kỳ được 6 tháng, lúc này thai nhi đã hoàn thiện đầy đủ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đánh giá được chính xác tình trạng phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải tất cả các mẹ bầu đều phải thực hiện đo chỉ số PI. Các bác sĩ sẽ chỉ định đo chỉ số PI cho các mẹ mang thai có tình trạng đặc biệt cần được theo dõi như:
- Thai nhi có dấu hiệu chậm phát triển;
- Nồng độ Rh không tương thích;
- Lượng nước ối của mẹ bầu ít;
- Sinh đôi cùng trứng;
- Mẹ bầu bị tình trạng đa thai;
- Mẹ bầu quá nhẹ cân.
Có nhiều loại siêu âm Doppler khác nhau, tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định loại siêu âm cụ thể cho mẹ bầu.
Các loại siêu âm thai Doppler
Siêu âm Doppler sẽ bao gồm:
Siêu âm Doppler động mạch tử cung
Siêu âm động mạch tử cung giúp chẩn đoán tình trạng thai bị chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng bằng cách đo lưu lượng máu qua động mạch tử cung.
Siêu âm Doppler động mạch rốn
Siêu âm Doppler động mạch rốn sẽ được bác sĩ chỉ định để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi nếu mẹ bầu mang đa thai. Cách thực hiện giống với siêu âm động mạch tử cung, bác sĩ cũng đo lưu lượng máu qua dây rốn của em bé đến nhau thai để kiểm tra kháng thể Rh trong máu của mẹ có tương thích với trẻ hay không.
Siêu âm Doppler động mạch não giữa
Siêu âm động mạch não giữa sẽ cho biết chính xác tình trạng thai nhi nếu như siêu âm động mạch rốn cho ra kết quả bất thường. Các bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị cho mẹ bầu nếu thai nhi đang bị thiếu oxy và dinh dưỡng.
>>>>>Xem thêm: Vì sao cần tầm soát tim mạch? Quy trình tầm soát tim mạch toàn diện mà bạn nên biết
Siêu âm Doppler tim thai
Siêu âm Doppler tim thai sẽ được thực hiện khi các bác sĩ có nghi ngờ thai nhi bị mắc các bệnh về tim mạch như hẹp van tim hay hở van tim,… Hoặc mẹ bầu cũng có thể chủ động thực hiện phương pháp này để có thể phát hiện dị thường về tim mạch ở thai nhi trước khi con chào đời.
Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được chỉ số PI trong siêu âm thai là gì và một số thông tin về siêu âm thai Doppler. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ trong y học mà có rất nhiều các phương pháp sàng lọc giúp phát hiện sớm các dị tật, bệnh lý bẩm sinh ở thai nhi. Các mẹ nên lưu ý đi làm các xét nghiệm đầy đủ để biết rõ về tình trạng thai nhi và có thể bảo vệ thai nhi trong bụng kịp thời khi cần thiết.