Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang

Thực phẩm khi được tiêu thụ vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, trong đó có bàng quang. Vậy viêm bàng quang kiêng ăn gì?

Bạn đang đọc: Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang

Thức ăn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm và kích thích bàng quang. Vì vậy, muốn ổn định được các triệu chứng của bệnh, bạn cần kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân bị viêm bàng quang nào cũng biết viêm bàng quang kiêng ăn gì và nên ăn gì. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm bàng quang nên ăn gì?

Trước khi tìm hiểu: “Viêm bàng quang kiêng ăn gì?”, bệnh nhân cần nắm được liệu viêm bàng quang nên ăn gì. Hiện nay, có rất nhiều người ưa thích phương pháp chữa bệnh bằng thực phẩm. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng quyết định đến 75% sức khỏe của người bệnh. Như vậy, nếu muốn sống khỏe mạnh, giảm thiểu được các biến chứng của bệnh viêm bàng quang, bệnh nhân được khuyến khích nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm dưới đây:

Rau củ quả

Trái cây và rau củ quả luôn được xem là “siêu thực phẩm” đối với những người bị viêm bàng quang. Các loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm, cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại trái cây có khả năng kháng khuẩn, chống viêm như: Chuối, việt quất, kiwi, lê, táo, bơ, các loại quả mọng nước và dưa hấu. Bên cạnh việc ăn trái cây, bạn cũng có thể kết hợp nhiều loại quả với nhau, rồi ép lấy nước để hấp thụ được tối đa các dưỡng chất.

Với rau xanh, các loại rau có ít natri và giàu kali như: Súp lơ, thì là, cà rốt, diếp cá, bông cải xanh, rau bina,… sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm nhiều loại rau mọng nước là: Xà lách, dưa chuột, cải thìa, cần tây, măng tây,… vào bữa ăn hàng ngày.

Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang

Rau củ quả rất tốt cho sức khỏe của người bị viêm bàng quang

Sữa và sữa chua

Sữa nguyên chất, ít béo, bao gồm: Sữa tươi không đường, sữa gạo và sữa hạt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho người bị viêm bàng quang. Không những vậy, sữa chua nguyên chất ít béo còn có tác dụng thúc đẩy các chức năng của hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ miễn dịch.

Loại thực phẩm này được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao bởi đây là loại thực phẩm lên men rất giàu probiotic. Nó có thể cung cấp những vi khuẩn có lợi để nâng cao sức khỏe toàn diện của cơ thể. Đồng thời, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi.

Đậu và ngũ cốc nguyên hạt

Carbohydrate là một trong 5 nhóm chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh của người bị viêm bàng quang. Loại carbohydrate tốt nhất là carbohydrate phức hợp giàu chất xơ, có thể kể đến là:

  • Các loại đậu;
  • Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch, hạt quinoa);
  • Bột mì nguyên cám;
  • Bánh mì nguyên cám;
  • Gạo lứt;
  • Khoai tây.

Cá béo

Người bị viêm bàng quang nên duy trì ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần, đặc biệt là các loại cá béo, chẳng hạn như: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu,… Chất béo trong cá được hiểu là chất béo lành mạnh và omega-3, rất tốt cho sức khỏe của bàng quang cũng như tim mạch.

Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang

Bệnh nhân bị viêm bàng quang được khuyến khích nên ăn cá hồi thường xuyên

Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh có rất nhiều trong các loại hạt như: Hạt lanh, hạt bí ngô, quả óc chó, hạt chia,… và các loại dầu ăn, bao gồm: Dầu oliu, dầu hạt cải,… Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm này trong các bữa ăn phụ, hoặc sử dụng để chế biến các bữa ăn hàng ngày.

Viêm bàng quang kiêng ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi bị viêm bàng quang

“Viêm bàng quang kiêng ăn gì?” chắc hẳn là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để phòng ngừa bệnh viêm bàng quang, cũng như ngăn chặn các triệu chứng của bệnh tiến triển nghiêm trọng, bệnh nhân cần tránh xa những loại thực phẩm “nguy hại”. Cụ thể:

  • Rượu, bia, cà phê, trà,… do chứa chất kích thích và caffeine.
  • Nước ngọt và đồ uống có cồn, có đường.
  • Socola.
  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol động vật: Da gà, thịt mỡ và các loại thịt đã qua chế biến.
  • Các món ăn chiên xào và đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
  • Các loại thực phẩm cay nóng.
  • Trái cây chứa nhiều vitamin C như: Chanh, cam, quýt, dâu tây, dứa, bưởi,… có chất axit ascorbic gây kích thích bàng quang.
  • Thực phẩm có tính axit khác là: Ớt sừng, hành tây, dưa cải, cà chua, dưa chua,…

Tìm hiểu thêm: Góc thắc mắc: Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?

Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang
Viêm bàng quang kiêng ăn gì? Bạn nên “tránh xa” đồ ăn nhanh

Những lưu ý khác khi bị viêm bàng quang

Như vậy bạn đã biết viêm bàng quang kiêng ăn gì. Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh viêm bàng quang cũng nên tuân thủ nghiêm túc những lưu ý quan trọng sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không dùng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy mạnh gây tổn thương vùng kín và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Mặc quần áo thoáng mát, khô ráo, thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya để tránh căng thẳng, mệt mỏi khiến sức đề kháng suy giảm.
  • Nên tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Không nhịn tiểu, nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để tránh viêm bàng quang.
  • Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám sớm khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: Rét run, sốt cao, tiểu đục, tiểu ra máu, không đi tiểu, phù chân,…

Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang

>>>>>Xem thêm: Trẻ chậm đi nên bổ sung gì giúp phát triển vận động của trẻ?

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng

Viêm bàng quang kiêng ăn gì quả thực là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã giải đáp được những băn khoăn cua mình. Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nâng cao sức khỏe toàn diện cho cả bản thân và gia đình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *