Một trong những vấn đề nhiều người thắc mắc nhất chính là “Uống mầm đậu nành có gây ung thư không?”. Hãy cùng KenShin tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Góc thắc mắc: Uống mầm đậu nành có gây ung thư không?
Khi tìm kiếm từ khoá mầm đậu nành trên Internet, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy không ít kết quả về thông tin mầm đậu nành gây ung thư, mầm đậu nành làm tăng kích thước khối u. Những thông tin này khiến cho tất cả mọi người trở nên lo lắng. Vậy sự thật như thế nào?
Contents
Uống mầm đậu nành có gây ung thư không?
Mầm đậu nành hay hạt đậu nành là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu hàm lượng protein, acid amin, muối khoáng,… Đặc biệt, mầm đậu nành còn được coi là một loại thực phẩm có giá trị dược lý bởi giàu Isoflavone – một hoạt chất có cấu trúc và tác dụng tương tự Estrogen, giúp cân bằng và bổ sung nội tiết tố nữ. Có thể thấy, xét về hàm lượng dinh dưỡng, mầm đậu nành rất tốt cho sức khoẻ của chị em, đặc biệt là những chị em đang xuất hiện các dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh như bốc hoả, mất ngủ, sạm da, rối loạn kinh nguyệt,…
Tuy nhiên, những thông tin lan truyền trên internet về việc uống mầm đậu nành gây ung thư gây hoang mang cho mọi người, đặc biệt là những người bị một số bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u tuyến vú, u tuyến giáp,…
Trên thực tế, những thông tin đó không có cơ sở khoa học. Không ít các nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất Isoflavone có trong mầm đậu nành ưu tiên chọn lọc thụ thể Estrogen beta hơn Estrogen alpha – loại thụ thể xuất hiện nhiều ở mô vú và tử cung. Ngoài ra, Isoflavone còn có khả năng tự đào thải khi dư thừa nên không làm tăng kích thước khối u cũng như không gây ra các bệnh lý ung thư như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú,…
Hơn nữa, Isoflavone còn có thể làm giảm tác động của Estrogen tới các thụ thể alpha. Từ đó, giảm nguy cơ mắc và tái phát một số bệnh ung thư liên quan tới thụ thể này như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến vú,…
Mầm đậu nành có những tác dụng gì?
Có thể thấy nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy mầm đậu nành không những không gây ung thư, không làm tăng kích thước khối u nang, u xơ mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi cho người bệnh ung thư. Loại thực phẩm này cũng chứa các chất có khả năng hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, kéo dài tuổi xuân, phòng ngừa các bệnh tim mạch, bệnh xương khớp,…
Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của mầm đậu nành với sức khoẻ:
Giảm nguy cơ bị thiếu máu
Một trong những công dụng của mầm đậu nành chính là ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Theo đó, sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Khi cơ thể bị thiết sắt sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin để vận chuyển oxy tới các tế bào và đào thải CO2 ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ngất xỉu, giảm thị lực,…
Trong mầm đậu nành có chứa hàm lượng không nhỏ vitamin nhóm B, acid folic, DNA. Đây đều là những chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hồng cầu. Bởi vậy, sử dụng sữa đậu nành hoặc các sản phẩm làm từ hạt đậu nành sẽ giúp tăng dự trữ sắt trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu.
Hỗ trợ cải thiện tình trạng mất chất xương
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ gặp phải tình trạng suy giảm estrogen và gây ra hiện tượng xương bị mất chất. Trong mầm đậu nành nguyên xơ giàu phytoestrogen – chất làm giảm hoạt động của các tế bào huỷ xương và tăng hoạt động của các tế bào tái tạo xương. Bởi vậy, sử dụng mầm đậu nành nguyên xơ sẽ giúp xương khớp của phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh chắc khoẻ hơn.
Giảm thiểu triệu chứng mãn kinh
Một công dụng phổ biến khác của mầm đậu nành là hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh. Theo đó, vào thời kỳ tiền mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể nữ giới sụt giảm nghiêm trọng gây ra các vấn đề về nội tiết tố, làm ảnh hưởng sức khoẻ, cảm xúc của phụ nữ.
Tìm hiểu thêm: Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ: Ưu điểm, công dụng và tác dụng phụ
Hoạt chất phytoestrogen và Isoflavones có trong mầm đậu nành lại có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như bốc hoả, sạm da, “khô hạn”,…
Sử dụng mầm đậu nành thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng mầm đậu nành cũng có thể trở thành thực phẩm hại sức khoẻ nếu không được sử dụng đúng cách. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, mầm đậu nành không nên ăn trực tiếp hoặc bào chế dưới dạng thô. Bởi có thể làm giảm hiệu quả của hoạt chất Isoflavone.
>>>>>Xem thêm: Dây thần kinh quay là gì? Cách điều trị và khắc phục bệnh thần kinh quay
Mầm đậu nành cũng cần phải được rửa kĩ trước khi ăn, và chỉ bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 ngày. Sau thời gian trên bạn nên loại bỏ mầm đậu nành. Ngoài ra, mầm đậu nành không nên sử dụng chung với một số nguyên liệu như mật ong, đường đỏ, trứng,… Khi kết hợp đậu nành với những thực phẩm ở trên có thể gây ảnh hưởng hệ tiêu hoá, phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng của mầm đậu nành, gây ra tình trạng đông máu, khó thở, hôn mê sâu.
Trên đây, KenShin đã giải đáp thắc mắc “Uống mầm đậu nành có gây ung thư không?”. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với mọi người.