Giải đáp: Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh tiểu đường thường không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt. Lúc này, bệnh nhân cần khám sàng lọc để có thể xác định chính xác tình trạng của cơ thể. Vậy, liệu xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Tiểu đường hiện đang là vấn đề của rất nhiều người. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp phát hiện căn bệnh một cách muộn màng. Hiện nay, y học có thể sớm xác định tiểu đường với nhiều phương pháp hiện đại, một trong đó là xét nghiệm máu.

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay có tên gọi khác là đái tháo đường. Đây là một căn bệnh mạn tính, xuất hiện khi cơ quan tụy không có khả năng sản sinh đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Hoặc cũng có thể xảy ra khi tế bào của cơ thể không thể sử dụng insulin cho những hoạt động chuyển hóa.

Dù ở trường hợp nào, lượng glucose trong máu cũng không thể hấp thụ và dần tích tụ lại. Do đó gây nên tình trạng chỉ số đường trong máu ngày càng tăng cao. Kết quả, lâu dài có thể làm tổn thương đến các mô và hệ cơ quan khác trong cơ thể. Các biến chứng của bệnh tiểu đường thường được biết đến như mù lòa, suy thận, tai biến mạch máu não, cắt cụt chi, nhồi máu cơ tim,…

Vậy nên, nhiều người đặt ra câu hỏi xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không.

Giải đáp: Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính

Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không. Bởi theo các số liệu thống kê thực tế cho thấy, rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường sau khi đi khám một số căn bệnh như nhiễm trùng bàn chân, mờ mắt, lao phổi,…

Khi mới khởi phát, căn bệnh tiểu đường không làm xuất hiện bất kỳ triệu chứng đặc biệt. Do đó, bạn cần đi khám sàng lọc để có thể phát hiện ra bệnh tình.

Các bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu để có thể phát hiện ra bệnh tiểu đường. Nếu bạn có một trong những chỉ số bất thường sau, bạn đã mắc chứng tiểu đường:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 7 mmol. Các bệnh nhân cần nhịn ăn từ 8 – 14 giờ để thực hiện xét nghiệm.
  • Chỉ số đường huyết bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 11.1 mmol/l. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đi kèm như khát nước, thèm ăn, tiểu nhiều, sụt cân,…
  • Chỉ số đường huyết sau khi thực hiện nghiệm pháp tăng đường huyết lớn hơn hoặc bằng 11.1 mmol/l.
  • Chỉ số HbA1c lớn hơn hoặc bằng 6.5%.

Giải đáp: Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không là thắc mắc của nhiều người

Những đối tượng được chỉ định xét nghiệm định lượng glucose

Tiểu đường được xem là một chứng bệnh rối loạn chuyển hóa. Bệnh cần được kiểm soát cũng như theo dõi một cách thường xuyên nhằm đảm bảo lượng đường trong máu luôn nằm trong ngưỡng an toàn. Sau khi nắm rõ việc xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không, bạn cũng cần tìm hiểu những vấn đề xung quanh phương pháp xét nghiệm định lượng glucose.

Xét nghiệm định lượng glucose là một phương pháp xét nghiệm chỉ số glucose máu lúc đói nhằm đo lượng đường trong máu. Xét nghiệm được thực hiện chủ yếu để chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm cũng có thể sử dụng với mục đích kiểm tra tình trạng hạ đường huyết của cơ thể.

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Bệnh lý cũng có khả năng tồn tại âm thầm trong nhiều năm, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc xác định. Các triệu chứng của tiểu đường có thể không rõ ràng, thậm chí một số trường hợp không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào. Do đó, xét nghiệm định lượng glucose được đưa vào các chương trình thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện ra chỉ số đường huyết bất thường của bản thân.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng run rẩy khi đứng trước đám đông

Giải đáp: Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?
Xét nghiệm định lượng glucose để kiểm tra chỉ số glucose máu lúc đói

Đặc biệt, ở một số đối tượng cần phải thực hiện xét nghiệm định lượng glucose như:

  • Người có độ tuổi từ 45 trở lên;
  • Người bị thừa cân, béo phì;
  • Người bị rối loạn lipid máu;
  • Người ít vận động;
  • Người bị tăng huyết áp;
  • Phụ nữ trong thai kỳ;
  • Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Người tiền đái tháo đường;
  • Người là thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm định lượng glucose nếu các bác sĩ nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Các triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường có thể kể đến như:

  • Đi tiểu một cách thường xuyên;
  • Sụt cân không rõ nguyên do;
  • Thường xuyên cảm thấy đói;
  • Vết thương hở lâu lành;
  • Khát nước thường xuyên và mức độ cơn khát cũng ngày một tăng dần.

Xét nghiệm này là rất cần thiết với phụ nữ mang thai. Điều này giúp họ có thể tầm soát căn bệnh một cách hiệu quả. Đặc biệt với những đối tượng có các yếu tố tăng cao tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường như: Hội chứng tiền tiểu đường, thừa cân, béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang,…

Giải đáp: Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

>>>>>Xem thêm: Phản ứng sau tiêm vắc xin phế cầu Synflorix

Phụ nữ mang thai cần thường xuyên tầm soát bệnh tiểu đường

Hy vọng sau những thông tin hữu ích trên, bạn đã có đáp án cho thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không. Tiểu đường là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu nghi ngờ tiểu đường, bạn cần ngay lập tức đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *