Một trong số các ca vỡ nội tạng do chấn thương bụng kín thì chấn thương gan ở dạng vỡ gan là nguy hiểm nhất và khó xử lý nhất. Nếu các ca vỡ gan nặng không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong là rất cao.
Bạn đang đọc: Chấn thương gan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Gần đây, nhờ vào sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán thông qua hình ảnh cùng với các kỹ thuật hồi sức ngoại khoa đã làm cho việc đánh giá mức độ thương tổn trong chấn thương gan được tăng độ chính xác hơn. Nhờ vào đó cách xử lý chấn thương gan có nhiều sự thay đổi, không những cứu sống bệnh nhân mà đồng thời còn bảo tồn được gan.
Contents
Chấn thương gan là gì?
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất nằm bên trong ổ bụng nên dễ bị tổn thương trong chấn thương bụng kín và vết thương thấu bụng. Chấn thương gan chiếm tỷ lệ từ 15 đến 20% trong chấn thương bụng kín và khoảng 13 đến 35% trong vết thương thấu bụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra chấn thương gan, nó tùy thuộc vào tình trạng giao thông, tình trạng lao động hay việc sử dụng vũ khí.
Chấn thương gan thường gặp nhất ở Việt Nam là do tai nạn giao thông. Một số các trường hợp chấn thương gan khác có thể là do tai nạn lao động hoặc tai nạn sinh hoạt như té cao, ẩu đả. Điều trị chấn thương gan đến nay đã có nhiều tiến bộ, giúp cải thiện đáng kể khả năng sống còn của người bệnh. Đa số các ca tổn thương gan ở mức độ nhẹ đến trung bình được điều trị bảo tồn thành công. Tuy nhiên có đến 2/3 chấn thương gan mức độ nặng cần phải phẫu thuật và tỉ lệ tử vong của nó khá cao, từ 10 đến 12,5%.
Nguyên nhân và triệu chứng khi bị chấn thương gan
Chấn thương gan có thể là kết quả của chấn thương do đụng dập hoặc xuyên thủng. Tác động như va chạm xe hoặc vết thương xuyên như vết dao đâm, vết đạn bắn đều có thể gây ra chấn thương gan, nó bao gồm các khối máu tụ dưới bao và các vết rách bao nhỏ đến các vết rách sâu vào phần nhu mô, đứt cuống mạch.
Sau khi xảy ra những va đập đến thân thể như tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc rơi từ trên cao xuống,… tuy vẫn thấy tỉnh táo nhưng vẫn phải chú ý đề phòng tới tình trạng bị chấn thương gan nếu thấy xuất hiện các hiện tượng như:
- Có những vết bầm tím hay xây xát ở bụng ngực bên phải.
- Đau hạ sườn bên phải và có phản ứng ở nửa bụng bên phải.
- Đau lan lên trên vai phải và đau khi ấn vào vùng xương sườn bên phải.
Vỡ gan do chấn thương thường gặp 4 loại cơ bản đó là: Máu tụ trong nhu mô gan, máu tụ dưới bao Glisson, rách các cuống mạch của gan và rách nhu mô gan. Tùy thuộc vào từng mức độ gan bị tổn thương nhẹ hay nặng mà bác sĩ sẽ có các hướng xử lý khác nhau.
Nếu như bệnh nhân ở mức độ nặng thường sẽ có các biểu hiện như sốc chấn thương và khối lượng tuần hoàn giảm, da và niêm mạc nhợt nhạt, xuất hiện các cơn choáng và ngất, mạch đập nhanh. Cho đến hiện nay, có khá nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong xử trí chấn thương gan như: Phẫu thuật nội soi, gây tắc mạch trong điều trị chảy máu,… Trong trường hợp bạn nghi ngờ các triệu chứng trên sau khi tai nạn xảy ra, cần đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và thăm khám ngay để được xử lý và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Ăn chay ăn muối tôm được không?
Điều trị chấn thương gan như thế nào?
Sẽ có nhiều cách điều trị chấn thương gan tùy theo thể chất và mức độ nghiêm trọng của mỗi người, đã số là:
- Theo dõi và điều trị bảo tồn.
- Đôi khi can thiệp gây tắc mạch hoặc làm phương pháp phẫu thuật.
Đối với các trường hợp bệnh nhân có huyết động ổn định và không có các chỉ định khác cho phẫu thuật mở ổ bụng như thủng tạng rỗng thì có thể được theo dõi qua các dấu hiệu sinh tồn và Hematocrit (HCT) liên tiếp. Nếu trường hợp bệnh nhân đang có hiện tượng xuất huyết nhiều (ví dụ như những người có tình trạng bị hạ huyết áp và sốc và được yêu cầu truyền máu liên tục, hoặc giảm Hct) thì cần mau chóng can thiệp.
Những bệnh nhân có dấu hiệu sinh tồn ở mức ổn định nhưng cần được truyền máu liên tục thì phải cần chỉ định chụp mạch và nút mạch có chọn lọc. Những bệnh nhân ở trạng thái không ổn định thì nên nhanh chóng tiến hành phẫu thuật mở bụng.
Với mức độ chấn thương gan ở mức độ 1 và mức độ 2, tỷ lệ thành công trong điều trị không phẫu thuật lên đến 92%, tỷ lệ thành công 80% đối với tổn thương mức độ 3, 72% đối với tổn thương ở mức độ 4 và tỉ lệ 62% đối với tổn thương ở mức độ 5.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho cơ mông? Thực phẩm giúp vòng 3 săn chắc
Sau khi đã được thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần có thời gian lưu trú tại đơn vị hồi sức tích cực (ICU), bệnh nhân cần ở lại bệnh viện để phục hồi, thiết lập chế độ ăn dinh dưỡng, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế hoạt động đi lại sau khi xuất viện. Tuy nhiên, nếu chấn thương càng nặng thì người bệnh càng cần phải cẩn thận hơn trước khi được cho phép tiếp tục các hoạt động có thể liên quan đến nâng vác các vật nặng, thể thao va chạm hoặc chấn thương phần thân.
Khi thực hiện các phẫu thuật, các vết rách nhỏ thường có thể sẽ được khâu hoặc điều trị cầm máu bằng các chất như xenlulozơ oxy hoá, keo fibrin, hỗn hợp thrombin và bột gelatin. Phẫu thuật đối với các chấn thương gan mức độ nặng có thể sẽ phức tạp và không dễ dàng. Phẫu thuật cắt gan và thậm chí cắt bán phần hiếm khi được thực hiện.
Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn các thông tin bao quát về chấn thương gan cũng như nguyên nhân và cách điều trị khi gan bị chấn thương. Gan là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể, chính vì thế nên bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe gan của mình để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.