Cơ thể bị sốt ớn lạnh đau nhức người nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!
Bạn đang đọc: 6 nguyên nhân gây sốt ớn lạnh đau nhức người, chớ chủ quan!
Sốt ớn lạnh đau nhức người có thể là những biểu hiện triệu chứng cảnh báo các vấn đề về sức khỏe, trong đó có ung thư. Vì vậy, nếu thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu này thì đừng nên chủ quan xem nhẹ. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé!
Contents
Nguyên nhân gây sốt ớn lạnh đau nhức người
Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến có thể gây ra triệu chứng sốt ớn lạnh đau nhức người như:
Sốt ớn lạnh đau nhức người do bệnh sốt rét
Nếu khu vực đang sống có nhiều muỗi và gặp tình trạng sốt ớn lạnh đau nhức người thì có thể đây là những triệu chứng của sốt rét. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài sốt, ớn lạnh và đau nhức, cơ thể có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như đổ mồ hôi, buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi.
Để chẩn đoán bệnh sốt rét, người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm máu và điều trị bằng thuốc chống sốt rét. Vì vậy, hãy đi khám sớm để được kiểm tra và có chỉ định điều trị phù hợp.
Nhiễm virus hoặc vi khuẩn thông thường
Cơ thể bị nhiễm virus và vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sốt ớn lạnh đau nhức người đi kèm với cảm giác mệt mỏi. Trong đó, thường gặp nhất là viêm phổi hoặc cảm cúm. Sốt và ớn lạnh là những phản ứng tự nhiên của thể để chống lại nhiễm trùng.
Nếu bị nhiễm virus, có thể xuất hiện kèm một số triệu chứng như đau họng, ho hoặc đau đầu. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh đều sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần. Người bệnh cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Sốt vàng da
Sốt vàng da là bệnh lý gây ra bởi virus, thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc bị nhẹ và cơ thể sẽ tự hồi phục hoàn toàn sau khoảng 1 tuần. Một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng như sốt cao đột ngột, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, buồn nôn và nôn, suy nhược cơ thể.
Đôi khi, một số trường hợp nặng có thể gây sốt cao, vàng da hoặc vàng mắt, chảy máu, sốc và suy nội tạng, đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết, là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào máu. Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng để chống lại nhiễm trùng. Nhưng khi bị nhiễm trùng máu, hệ miễn dịch sẽ ngừng chống lại nhiễm trùng và bắt đầu tấn công vào các mô cơ quan, khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng khắp cơ thể.
Bên cạnh đó, hệ thống đông máu cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể hình thành cục máu đông trong mạch máu. Điều này sẽ khiến làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan và gây tổn thương cho chúng. Ngoài các triệu chứng như sốt đột ngột, đau nhức toàn thân, nhiễm trùng máu còn có thể gây ra:
- Phát ban nhiễm trùng trên da, khiến da xuất hiện các đốm màu đỏ sẫm;
- Thay đổi thói quen tiểu tiện, có thể là giảm đi tiểu hoặc tăng tiểu mót;
- Suy nhược cơ thể;
- Tim đập nhanh, hạ huyết áp;
- Hạ thân nhiệt, da ấm hoặc đổ mồ hôi;
- Dễ bị kích động;
- Hơi thở nhanh hoặc thở dốc;
- Cảm giác đau đớn và khó chịu.
Sốt ớn lạnh đau nhức người do sử dụng thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh lao có thể dẫn đến tình trạng sốt cao, ớn lạnh và đau nhức toàn thân. Phản ứng này cũng gần giống với nhiễm trùng huyết. Hầu hết các trường hợp này đều sẽ nhanh chóng khỏi bệnh sau khi ngưng thuốc.
Ung thư máu
Bệnh bạch cầu – một dạng ung thư máu có thể gây ra các triệu chứng như sốt ớn lạnh đau nhức người, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm, chán ăn, đau bụng và nhiễm trùng dai dẳng. Nếu triệu chứng sốt và ớn lạnh kéo dài nhiều ngày, hãy đi khám bác sĩ ngay để được kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân.
Tìm hiểu thêm: Cân nặng của trẻ sinh đôi và những điều bạn cần biết khi chăm sóc trẻ
Ung thư là một căn bệnh đáng sợ với nguy cơ tử vong cao. Ngày nay, triển vọng cho người bệnh ung thư máu ngày càng tốt hơn và đã có nhiều trường hợp sống được hàng chục năm sau khi điều trị. Vậy nên, nếu chẳng may gặp phải các triệu chứng nghi ngờ ung thư máu, hãy duy trì tinh thần lạc quan và phối hợp điều trị với bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất.
Cách xử lý khi bị sốt đau nhức người và ớn lạnh
Sốt ớn lạnh đau nhức người có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau,có thể chỉ là cảm lạnh và cảm cúm thông thường, nhiễm virus hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như sốt rét hay bệnh nhiễm trùng. Để giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu này, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Khi bị sốt đau nhức người, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có thời gian hồi phục. Tránh hoạt động vận động nặng và giảm tải khối lượng công việc nếu có thể.
- Uống nhiều nước: Khi bị sốt, cơ thể sẽ bị tiêu hao một lượng nước đáng kể qua hơi thở và mồ hôi. Vì vậy, hãy bổ sung nhiều nước để giúp làm giảm cơn sốt. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ nên uống một lượng vừa phải và uống từng ngụm nhỏ để tránh gây sốc nước do uống dồn dập.
- Sử dụng thuốc giảm sốt: Nếu bị sốt cao kèm theo ớn lạnh và đau nhức, có thể sử dụng thuốc giảm sốt như paracetamol (Acetaminophen) hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên hộp thuốc.
- Giữ ấm: Sốt thường đi kèm với cảm giác ớn lạnh. Hãy giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp áo hoặc sử dụng chăn ấm.
- Súc miệng nước muối: Nếu triệu chứng sốt ớn lạnh đau nhức người đi kèm với viêm họng, người bệnh có thể súc miệng với nước muối ấm để giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Vệ sinh cá nhân: Hãy thường xuyên rửa tay và che miệng/mũi khi ho hoặc hắt hơi để ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm gan gồm những gì? Các tiêu chí đánh giá rủi ro và phòng ngừa bệnh gan
Cách hạ sốt nhanh cho người bị sốt ớn lạnh
Để điều trị triệt để các triệu chứng, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây gây bệnh. Tại nhà, bạn có thể xử lý hạ sốt bằng các biện pháp sau:
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, có thể uống nước lọc, nước trái cây, nước ép rau củ hoặc sữa. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đặc biệt quan trọng khi bạn bị sốt để tránh sự cản trở của đông máu.
- Không lạm dụng thuốc hạ sốt, chỉ sử dụng khi thân nhiệt vượt tăng cao quá mức 39 – 40 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn 40 độ C, nên đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
- Tránh dùng quá nhiều miếng dán hạ sốt, vì điều này có thể gây tổn thương cho da.
- Tổn trạng cơ thể bằng cách chườm khăn mát lên các vùng như trán, nách, cổ hoặc bụng.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt đúng loại và liều lượng được đề xuất bởi các y bác sĩ.
Nếu triệu chứng không giảm đi sau một thời gian dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên thăm bác sĩ để được khám và xác định nguyên chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp. Trên đây là bài viết tổng hợp một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ớn lạnh đau nhức người cùng như cách khắc phục. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe nhé!