Bàng quang tăng hoạt có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu 6 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt cực kỳ an toàn và hiệu quả nhé!
Bạn đang đọc: 6 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt cực kỳ hiệu quả
Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt có thể được cải thiện thông qua các bài tập luyện cho bàng quang và phần cơ sàn chậu.
Contents
Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang tăng hoạt hay còn được gọi là hội chứng OAB, là trạng thái co bóp, hoạt động quá mức của bộ phận bàng quang. Nguyên do xuất phát từ chứng rối loạn trong giai đoạn chứa nước tiểu gây ra.
Các bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt sẽ có cảm giác mắc tiểu nhiều lần trong ngày. Không chỉ vậy, sự mất kiểm soát khiến người bệnh gặp khó khăn dù lượng nước tiểu không nhiều. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sống thường ngày.
6 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt cực kỳ hiệu quả và an toàn
Những bài tập chữa bàng quang tăng hoạt có thể cải thiện đáng kể triệu chứng của căn bệnh. Sau đây là một số bài tập mà bạn nên thử áp dụng:
Bài tập Kegel
Bài tập Kegel có khả năng hỗ trợ tăng cường sức mạnh cũng như cải thiện hoạt động kiểm soát ở các cơ tại bàng quang.
Các bước thực hiện bài tập Kegel đơn giản:
- Bước 1: Thực hiện tư thế chống hai tay cùng hai đầu gối xuống thảm. Tư thế giống với một chiếc bàn.
- Bước 2: Trong khi đang siết cơ đùi trong và cơ sàn chậu, hãy nhờ người kéo hai chân ra. Siết chặt các cơ trong 3 giây và bắt đầu thả lỏng. Lặp lại động tác khoảng 10 lần để có được hiệu quả tốt nhất!
Kỹ thuật phản hồi sinh học có thể giúp bài tập Kegel trở nên hiệu quả hơn. Phương pháp sử dụng đồ thị máy tính cùng với tín hiệu âm thanh để xác định vị trí nhóm cơ bạn cần phải siết chặt trong bài tập Kegel. Nhờ vậy, người luyện tập có thể điều chỉnh tư thế để bài tập trở nên chính xác và hiệu quả hơn.
Tập luyện bàng quang
Bài tập luyện bàng quang giúp bạn giữ được lượng nước tiểu nhiều hơn khả năng trước đó. Thông qua đó, thời gian giữa những lần đi vệ sinh cũng được kéo dài. Đây là bài tập chữa bàng quang tăng hoạt rất hiệu quả và an toàn.
Các bước thực hiện bài tập luyện bàng quang:
- Bước 1: Xác định chính xác tần suất đi vệ sinh của một ngày.
- Bước 2: Tập luyện bàng quang bằng cách chờ đợi giữa những lần đi vệ sinh. Sau vài tuần tập luyện, bạn có thể kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi vệ sinh với nhau.
Kích thích điện
Kích thích điện giúp tăng cường sức khỏe của nhóm cơ tại bàng quang. Với kỹ thuật này, một sợi dây điện hoặc điện cực cấy ghép được dùng để truyền xung điện đến bàng quang. Các cơ xung quanh ở khu vực bàng quang sau khi được truyền xung điện sẽ bắt đầu co lại. Sau một thời gian dài sử dụng phương pháp này, sức mạnh và các hoạt động của nhóm cơ ở bàng quang ngày càng được cải thiện.
Bài tập nón âm đạo
Bài tập luyện nón âm đạo chủ yếu tập trung vào các nhóm cơ vùng sàn chậu. Từ đó cải thiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Các bước thực hiện bài tập luyện nón âm đạo:
- Bước 1: Để bắt đầu, bạn cần đặt một hình nón vào trong âm đạo. Sau đó siết cơ sàn chậu.
- Bước 2: Nâng nó lên khi đã siết và giữ hình nón. Bạn có thể dần thay đổi hình nón nặng hơn nhằm tăng cường rèn luyện.
Bài tập bóp bóng sàn chậu
Bài luyện tập bóp bóng sàn chậu có tính chất siết chặt cơ đùi trong, các cơ vùng sàn chậu và cơ bụng. Khi sức mạnh cũng như sức chịu đựng của các nhóm cơ này tăng lên, sự kiểm soát bàng quang được hỗ trợ. Đây cũng là một trong các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt đem lại hiệu quả đáng mong đợi.
Các bước thực hiện bài tập luyện bóng sàn chậu:
- Bước 1: Nằm xuống thảm và đặt bóng giữa hai bên đùi.
- Bước 2: Siết chặt nhóm cơ đùi trong và cơ vùng sàn chậu để kẹp quả bóng giữa hai chân trong khoảng 10 giây. Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần nhằm có được hiệu quả rèn luyện nhóm cơ sàn chậu.
Bài tập Lunges
Lunges có thể tăng cường sức mạnh của cơ bụng, cơ đùi, cơ vùng sàn chậu. Bài tập này giúp ích rất lớn trong việc hỗ trợ chứng bàng quang tăng hoạt.
Các bước thực hiện bài tập Lunges:
- Bước 1: Đứng trong tư thế hai chân mở rộng ra bằng hông. Tiếp đến, bước một chân về sau và hạ xuống, gót chân cần hướng lên.
- Bước 2: Đầu gối của chân còn lại hơi khụy, không vượt quá mũi chân để hạn chế tình trạng tổn thương hay trật khớp gối. Lặp lại động tác Lunges khoảng 10 lần để có được kết quả tốt nhất!
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân dẫn đến không có tim thai ở tuần thứ 9 và hướng xử trí
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Một khi các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt mức độ nhẹ không đem lại hiệu quả, tình trạng bệnh có dấu hiệu kéo dài, bạn nên tiến hành thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể. Tại đó, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện các bài test nhằm chẩn đoán và đề ra phương hướng điều trị thích hợp.
Các xét nghiệm bệnh bàng quang có thể phải thực hiện như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này giúp sàng lọc và phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu cùng những vấn đề khác liên quan đến đường tiết niệu.
- Chụp bàng quang: Trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần nhịn đói cũng như đi vệ sinh sạch sẽ.
- Nội soi bàng quang: Nội soi bàng quang nhằm chẩn đoán những vấn đề đang xảy ra ở vị trí bàng quang, đặc biệt là khối u và sỏi bàng quang.
- Niệu động học: Thủ thuật bao gồm đo niệu dòng, đo nước tiểu tồn dư và đo áp lực bàng quang. Các xét nghiệm này có khả năng đánh giá sự thay đổi thất thường của chức năng bàng quang.
>>>>>Xem thêm: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?
Những bài tập chữa bàng quang tăng hoạt sẽ góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân. Tuy đây là một chứng bệnh không mấy nguy hiểm nhưng vẫn cần có các biện pháp can thiệp và điều trị sớm nhằm tránh ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của bệnh nhân về sau.