15 tuổi nhổ răng có mọc lại không là nỗi lo lắng của rất nhiều các bậc phụ huynh khi con cần nhổ bỏ răng. Theo các chuyên gia, 15 tuổi là độ tuổi đã kết thúc quá trình thay răng sữa ở trẻ nên việc nhổ bỏ răng vĩnh viễn sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ không thể mọc lại răng được nữa.
Bạn đang đọc: 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Trường hợp nào cần nhổ răng khi 15 tuổi?
Trẻ 15 tuổi là độ tuổi đa số trẻ đều đã thay hết răng sữa, hàm hoàn toàn và răng vĩnh viễn, nếu nhổ hoặc gãy sẽ không có răng nào mọc lại nữa. Để giải đáp rõ hơn về vấn đề 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không, KenShin mời bạn tham khảo bài viết sau.
Contents
Khi nào trẻ 15 tuổi cần nhổ răng?
Trước khi đi sâu hơn để giải đáp thắc mắc 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không, bố mẹ cần biết khi nào bé 15 tuổi cần phải nhổ răng, tránh trường hợp nhổ không cần thiết ảnh hưởng lâu dài đến thẩm mĩ, sự tự tin và khả năng phát âm, ăn uống của con.
Các chuyên gia răng miệng cho biết, 15 tuổi là độ tuổi cuối cùng của quá trình thay răng sữa, tuy còn một số trẻ chưa thay răng xong nhưng đây là số ít, không đáng kể, thay vào đó, tỷ lệ cao trẻ 15 tuổi cần nhổ răng là do:
Răng mọc lệch, mọc ngầm: Tình trạng răng mọc lệch, răng mọc ngầm là một trong những trường hợp nếu ảnh hưởng quá nhiều đến các răng xung quanh và chức năng của hàm, trẻ 15 tuổi cần phải tiến hành nhổ. Việc này có ý nghĩa đối với việc bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ hàm được cân đối.
Sâu răng nặng, viêm tủy nghiêm trọng: Trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Đối với trường hợp nhổ răng do sâu răng, viêm tủy nặng xảy ra ở răng sữa, trẻ vẫn có khả năng mọc lại răng. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ còn răng sữa ở độ tuổi này khá thấp nên nếu con đã mọc răng vĩnh viễn, bố mẹ nên nhắc nhở, hướng dẫn trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, đánh răng đều đặn 2 lần/ngày.
Chỉnh nha: Đối với trẻ 15 tuổi cần chỉnh nha, việc nhổ răng gây cản trở quá trình dịch chuyển vị trí răng là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải trẻ nào chỉnh nha, niềng răng,… cũng phải nhổ răng, chỉ những bé có răng mọc quá lệch hoặc không chỉnh nha được mới cần phải nhổ để hỗ trợ điều chỉnh các răng còn lại.
Răng bị gãy, vỡ: Các trường hợp trẻ bị chấn thương dẫn đến gãy răng, sót lại chân răng hoặc răng bị nứt vỡ nghiêm trọng, việc nhổ răng cũng cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, thức ăn tích tụ lâu ngày gây hôi miệng, viêm nướu chân răng, sâu răng, đau nhức răng,…
15 tuổi còn thay răng không? Nhìn chung, đa phần các ca nhổ răng ở độ tuổi 15 tuổi đều do nguyên nhân cụ thể, bao gồm cả khách quan và chủ quan. Ở độ tuổi này trẻ còn rất ít, thậm chí không còn răng sữa nên phần lớn răng nhổ bỏ đều là răng vĩnh viễn, việc này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của trẻ 15 tuổi.
Trẻ em 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Rất nhiều phụ huynh khi có con cần nhổ răng không khỏi phân vân liệu rằng trẻ em 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu về nha khoa và khảo sát thực tế, có đến 95% trẻ em 15 tuổi đã kết thúc quá trình đổi răng sữa thành răng vĩnh viễn, điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu cần nhổ răng, bố mẹ và cả trẻ đều cần cân nhắc thật kỹ.
Thời gian trẻ bắt đầu thay răng sữa vào khoảng 6 tuổi, quá trình này thường kéo dài đến lúc trẻ 13 tuổi hoặc lâu hơn là 14 tuổi, chỉ có khoảng 3 – 5% trẻ em 15 tuổi vẫn đang trong giai đoạn thay răng. Điều này có tác động rất lớn đến việc 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không.
Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm vắc xin uốn ván bầu lần 2 bạn nên biết
Đối với những bé đã thay hết răng thành răng vĩnh viễn, một khi răng bị gãy hoặc nhổ răng sẽ không thể mọc lại răng mới. Lúc này bố mẹ nên tìm hiểu các phương án thay thế cho trẻ, điển hình có thể kể đến như công nghệ trồng răng implant hoặc hàm giả tháo lắp.
Với những trẻ còn đang thay răng sữa và cần nhổ răng sữa, răng sẽ mọc lại là răng vĩnh viễn. Khi này bố mẹ không nên quá lo lắng, cần giữ tinh thần thoải mái, hướng dẫn trẻ chăm sóc sau nhổ răng đúng cách là được.
Vì răng hàm số 6 và số 7 không đổi trong suốt cuộc đời nên nếu gãy 2 răng này, trẻ cũng không có khả năng mọc lại răng mới. Nếu răng của trẻ có dấu hiệu lung lay hoặc gãy, nứt vỡ do chấn thương, bố mẹ cần đưa con đến nha khoa để được sơ cứu và chẩn đoán rõ hơn.
Nên chăm sóc như thế nào sau khi nhổ răng?
Bên cạnh việc quan tâm 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không, bố mẹ cũng cần hiểu rõ cách chăm sóc trẻ sau khi nhổ răng để thực hiện đúng, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm gây ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Khi trẻ rơi vào những trường hợp buộc phải nhổ răng, dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, cần chăm sóc cẩn thận với những lưu ý sau:
- Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bé nhổ răng tuyệt đối không đánh răng, chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng để súc miệng.
- Hạn chế khạc, dùng lưỡi ấn, chạm vào chỗ mới nhổ răng.
- Những ngày sau nhổ răng trẻ có thể ăn uống và chải răng nhưng cần nhẹ nhàng, không tác động mạnh vào vùng răng vừa nhổ.
- Kết hợp giữa súc miệng nước muối và ngậm nước muối giúp giảm vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm.
- Vết thương nhổ răng chưa lành hẳn bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, ít cần nhai như cháo, súp, sinh tố dinh dưỡng,… cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?
Một số lưu ý khi trẻ 15 tuổi cần nhổ răng
Người 15 tuổi tuổi nhổ răng có mọc lại không? Nếu nhổ răng vĩnh viễn, khả năng răng mọc lại gần như không có nên phụ huynh có thể cân nhắc, lựa chọn các giải pháp khác giúp con thay thế vị trí răng bị mất, tránh làm xô lệch răng xung quanh và dẫn đến giảm chức năng, độ chắc khỏe của răng.
Một vài phương án thay thế răng hiệu quả bạn có thể tham khảo bao gồm trồng răng implant hoặc hàm giả tháo lắp. Hai phương pháp này đều có mặt lợi ích và hạn chế nhất định, bố mẹ nên tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi cho trẻ thực hiện.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây từ KenShin đã giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về việc 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không. Khi trẻ gặp vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, đau nhức răng thời gian dài, răng bị nứt vỡ,… nên đưa trẻ đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để khám chữa, giảm thiểu nguy cơ nghiêm trọng nhất là phải nhổ bỏ răng.