Xét nghiệm TRAb: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Basedow

Xét nghiệm TRAb giúp định lượng TRAb hay còn được gọi các kháng thể chống thụ thể TSH được sử dụng để kiểm tra khả năng hoạt động của hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến yên, có chức năng kích thích sự giải phóng hormone giáp từ tuyến giáp vào máu.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm TRAb: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Basedow

Phương pháp xét nghiệm TRAb là một công cụ quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow. Hãy cùng KenShin tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của xét nghiệm TRAb nhé.

Basedow là bệnh gì?

Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn liên quan đến tuyến giáp. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp, có các biểu hiện đặc trưng bao gồm bướu giáp lan tỏa, lồi mắt và sưng niêm mạc trước xương chày. Bệnh này liên quan đến sự xuất hiện của các kháng thể kích thích hoạt động của tuyến giáp.

Bệnh Basedow thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn so với nam giới, với tỷ lệ gặp bệnh cao hơn từ 5 đến 10 lần. Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường xảy ra phổ biến nhất trong độ tuổi từ 20 đến 40.

Chẩn đoán bệnh Basedow chủ yếu dựa vào các yếu tố lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ đánh giá các triệu chứng và kiểm tra có sự xuất hiện của bướu ở cổ hay không (nếu có). Kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp như xét nghiệm TRAb và hormone tuyến giáp (T4 và T3) trong máu thường cho thấy sự tăng cao, với mức T3 có thể tăng lên trong một số trường hợp.

Nồng độ TSH thường giảm xuống mức rất thấp, thậm chí có thể dưới giới hạn phát hiện được. Khi có nghi ngờ về bệnh Basedow, quan sát các kháng thể dương tính như anti thyroglobulin, anti microsomal, và TSI là quan trọng để đưa ra đánh giá chính xác.

Xét nghiệm TRAb: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Basedow

Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn liên quan đến tuyến giáp

Xét nghiệm TRAb là gì?

Xét nghiệm TRAb được sử dụng để đo lường nồng độ TRAb trong huyết thanh và để xác định tỷ lệ giữa hai thành phần chính là TRSAb và TRBAb, nhằm đánh giá mức độ bệnh Basedow.

Bệnh Basedow xuất hiện ba loại tự kháng thể là TRSAb (tăng cường kích thích), TRBAb (ức chế) và TRNAb (trung gian), với cấu trúc phân tử khác nhau ảnh hưởng đến cách chúng kết nối với thụ thể TSH trên màng tế bào tuyến giáp. Mặc dù có ba dạng TRAb, nhưng TRNAb được coi là tự kháng thể trung gian không gây tác động đáng kể đến chức năng của tuyến giáp. Ngược lại, chỉ có TRSAb và TRBAb tạo ra sự cạnh tranh với TSH và có thể gây hại cho tuyến giáp.

Tỷ lệ TRSAb/TRBAb càng cao, mức độ nặng của bệnh Basedow càng cao và ngược lại. Do đó, xét nghiệm TRAb không chỉ giúp xác định sự hiện diện của tự kháng thể TRAb và việc mắc bệnh Basedow, mà còn đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa trên tỷ lệ TRSAb/TRBAb. Hiện nay, xét nghiệm TRAb đã trở thành một phần quan trọng của quy trình chuẩn đoán để xác định bệnh Basedow.

Xét nghiệm TRAb: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Basedow

Xét nghiệm TRAb được sử dụng để đo lường nồng độ TRAb trong huyết thanh

Bác sĩ chỉ định xét nghiệm TRAb khi nào?

Tuyến giáp của những người mắc bệnh Basedow sản xuất quá mức hormone giáp, gây ra các triệu chứng của tình trạng nhiễm độc giáp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể, bao gồm rối loạn chuyển hóa, tổn thương tim mạch, vấn đề thần kinh – cơ, vấn đề mắt, da, xương, và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh Basedow đôi khi gặp khó khăn do có thể bị nhầm lẫn với các bệnh cường giáp khác.

Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm TRAb nếu bạn có các triệu chứng là dấu hiệu của tình trạng tăng hoạt động của tuyến giáp hoặc bệnh Basedow. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Mất cân nặng không giải thích được;
  • Lo âu và/hoặc sự kích động;
  • Khả năng chịu nhiệt độ kém (cảm giác nóng khi người xung quanh bạn lạnh);
  • Đổ mồ hôi quá mức;
  • Cơ bắp yếu;
  • Rụng tóc;
  • Da không bình thường;
  • Nhịp tim nhanh, không đều;
  • Mệt mỏi.

Đây là một số triệu chứng phổ biến, nhưng tăng hoạt động của tuyến giáp cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác những triệu chứng đã liệt kê trên. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu mắc bệnh Basedow khác không liên quan đến tăng hoạt động của tuyến giáp bao gồm:

  • Mắt lồi bất thường hay được gọi là bệnh mắt của Basedow.
  • Vùng da bị tổn thương (gọi là bệnh da của tuyến giáp), gây sưng và ngứa nặng.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật u màng não lỗ chẩm

Xét nghiệm TRAb: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Basedow
Chỉ định xét nghiệm TRAb khi có triệu chứng của bệnh Basedow

Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm TRAb có phức tạp không?

Lấy mẫu xét nghiệm TRAb là một xét nghiệm máu đơn giản. Đây là một xét nghiệm máu nhanh được thực hiện sớm vào buổi sáng, khoảng từ 7 – 9 giờ sáng.

Trong quá trình xét nghiệm, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ sử dụng một cây kim để lấy mẫu máu từ một tĩnh mạch trong cánh tay của bệnh nhân. Mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Bệnh nhân có thể cảm thấy một cảm giác nhói đau ở nơi cây kim được đặt vào, nhưng đây chỉ là tạm thời. Vết bầm từ chiếc kim cũng sẽ mất trong vài ngày.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm TRAb

Giá trị bình thường của xét nghiệm TRAb:

Kết quả xét nghiệm TRAb có ý nghĩa trong việc:

  • Phát hiện hoặc loại trừ bệnh cường giáp tự miễn và phân biệt với bệnh tuyến giáp tự phát lan tỏa. Việc có mặt của TRAb chỉ ra rằng tình trạng nhiễm độc tuyến giáp có nguyên nhân từ hệ thống miễn dịch hơn là từ bướu hạt độc tuyến giáp. Việc phát hiện TRAb từ đầu có giá trị quan trọng vì đích điều trị bệnh Basedow có thể khác biệt so với đích điều trị các dạng khác của nhiễm độc giáp.
  • Theo dõi quá trình điều trị bệnh nhân mắc bệnh Basedow và dự đoán khả năng tái phát. Do đó, đây là yếu tố hỗ trợ quan trọng với tính quyết định trong quá trình theo dõi điều trị. Nồng độ TRAb thường giảm khi sử dụng thuốc kháng giáp để điều trị bệnh Basedow. Nếu nồng độ thấp hoặc không có sự hiện diện của TRAb sau một đợt điều trị, có thể cho thấy bệnh đã giảm và do đó, có thể xem xét việc sử dụng thuốc một cách hợp lý.
  • Đo nồng độ TRAb trong ba tháng cuối thai kỳ. Do TRAb thuộc nhóm kháng thể IgG, chúng có thể vượt qua cả thai nhi và có thể gây ra bệnh tuyến giáp ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, việc đo nồng độ kháng thể TRAb trong thai kỳ ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh tuyến giáp rất quan trọng để đánh giá nguy cơ bệnh tuyến giáp ở trẻ mới sinh.

Xét nghiệm TRAb: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Basedow

>>>>>Xem thêm: Thịt gà và những giá trị dinh dưỡng thịt gà cho sức khỏe

Xét nghiệm TRAb là một xét nghiệm máu đơn giản

Xét nghiệm TRAb được đề cập trước đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán, và theo dõi các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bệnh Basedow. Xét nghiệm TRAb cung cấp thông tin chính xác về chức năng và sự bất thường của tuyến giáp, từ đó hỗ trợ việc xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và đảm bảo sự quan tâm sớm nhất đối với bệnh nhân. Hy vọng bài viết “Tìm hiểu về xét nghiệm TRAb: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Basedow” đã mang lại những thông tin hữu ích với các đọc giả của KenShin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *