Xét nghiệm D-dimer khi mang thai và những điều cần biết

Xét nghiệm D-dimer khi mang thai nhằm kiểm tra tình trạng bệnh lý gây nên do huyết khối thường được các bác sĩ chỉ định để kịp thời chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị cho mẹ bầu, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm D-dimer khi mang thai và những điều cần biết

Đã bao giờ bạn nghe nói đến xét nghiệm D-dimer khi mang thai? Đây chính là một loại xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý rối loạn đông máu cho những sản phụ có những nguy cơ hình thành bệnh lý liên quan đến huyết khối. Nếu không xét nghiệm kịp thời đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp sẽ nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi.

Xét nghiệm D-dimer khi mang thai là gì?

Khi bị chấn thương, cơ thể sẽ tự động tiến hành quá trình đông máu nhằm ngăn chặn tình trạng xuất huyết quá nhiều. Khi máu ngưng chảy, cơ thể tiếp tục thực hiện các bước phá vỡ huyết khối để các tế bào hồng cầu tiếp tục lưu thông bình thường.

D-dimer xuất hiện khi huyết khối hình thành, lúc này nồng độ D-dimer tăng lên và sẽ trở về mức ổn định khi máu đông tan rã. Theo các chuyên gia, nồng độ D-dimer trong máu cao có thể cảnh báo về sự hiện diện của huyết khối.

Xét nghiệm D-dimer là một loại xét nghiệm sinh hóa nhằm kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu. Kết quả của xét nghiệm D-dimer nói lên liệu sản phụ có gặp phải tình trạng hình thành cục đông máu bất thường hay rối loạn đông máu không. Đây là phương pháp thử nghiệm cận lâm sàng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới để tầm soát nguy cơ tạo fibrin (cục máu đông) bất thường ở các mẹ bầu.

Xét nghiệm D-dimer khi mang thai và những điều cần biết

Rối loạn đông máu

Có nên làm xét nghiệm D-dimer khi mang thai không?

Đây là xét nghiệm không bắt buộc tuy nhiên các mẹ bầu nên thực hiện để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, giữ an toàn cho thai nhi. Về cơ bản, mẹ bầu có thể chung sống với hội chứng tăng đông máu. Trong một vài trường hợp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hội chứng rối loạn đông máu sẽ gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi phải kể đến như:

  • Sinh non: Thai nhi sẽ ra đời trước thời gian dự sinh (trước khi đủ 37 tuần tuổi).
  • Thiểu năng nhau thai hoặc suy thai: Ở tình trạng này, nhau thai sẽ yếu đến mức không còn khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy đến cho bào thai.
  • Hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung: Đây là tình trạng thai thi sinh ra nhỏ hơn so với thông thường do sự tăng trưởng bị hạn chế khi còn trong bụng mẹ.
  • Sảy thai: Hoặc thậm chí là sảy thai, thai nhi bị sảy ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 22 trong thai kỳ.

Việc thực hiện xét nghiệm D-Dimer khi mang thai giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đối tượng nên làm xét nghiệm D-dimer khi mang thai?

Những trường hợp sản phụ có nguy cơ cao và bắt buộc phải làm xét nghiệm D-dimer khi mang thai là:

  • Sản phụ có tiền sử bệnh lý huyết khối trong thời gian mang thai;
  • Sản phụ có tiền sử sảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân;
  • Sản phụ có tiền sử lưu thai;
  • Sản phụ đã từng sinh non trước 34 tuần vì các lý do bất thường nhau thai hay hội chứng sản giật, tiền sản giật.

Những mẹ bầu thuộc các đối tượng trên nên trực tiếp thông báo với bác sĩ sớm nhất có thể để có thể xét nghiệm đưa ra các chẩn đoán kịp thời, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng không mong muốn đến cho thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Tụy nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Xét nghiệm D-dimer khi mang thai và những điều cần biết
Những đối tượng bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm D-dimer khi mang thai

Khi chỉ số D-dimer tăng cao khi mang thai đồng nghĩa xuất hiện các cục máu đông (rối loạn đông máu). Các triệu chứng của rối loạn đông máu sau đây nên đến bác sĩ để thực hiện xét nghiệm D-dimer khi mang thai:

  • Thường xuyên bị chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân như: Chảy máu cam, chảy máu chân răng;
  • Cơ thể bơ phờ, mệt mỏi, đau tức ngực;
  • Đi tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu;
  • Mạch máu nổi rõ ở chân và đùi.

Đây là những biểu hiện của rối loạn đông máu, khi có những biểu hiện này có thể máu đông đang tăng cường hình thành khiến cho nồng độ D-dimer năng cao. Thực hiện xét nghiệm D-dimer sẽ cho ra kết quả cụ thể, sau đó nếu kết quả dương tính sản phụ sẽ làm thêm một số xét nghiệm để có thể xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng tăng D-dimer.

Những phương pháp xét nghiệm D-dimer cho sản phụ

Hiện nay, có hai phương pháp chính để định lượng D-dimer trong máu

Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy

Đây là kỹ thuật xét nghiệm tiến hành bằng phương pháp ELISA hay đo độ đục miễn dịch nhằm xác định được chính xác nồng độ D-dimer. Kỹ thuật xét nghiệm D-dimer này có độ nhạy rất cao, có thể ra kết quả dương tính dù trong máu chỉ có duy nhất 1 cục máu đông.

Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex

Đây là kỹ thuật có độ nhạy thấp hơn, chỉ dương tính khi đã hình thành nhiều cục máu đông. Không phát hiện được khi chỉ mới có một hay ít cục máu đông. Vì vậy, phương pháp này thường chỉ dùng để chẩn đoán trình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch (hội chứng DIC).

Xét nghiệm D-dimer khi mang thai và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Da ngón tay bị thâm đen: Nguyên nhân là do đâu?

Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer khi mang thai

Quy trình xét nghiệm D-dimer khi mang thai

Khác với những loại xét nghiệm máu khác, xét nghiệm D-dimer khi mang thai sản phụ không cần bắt buộc phải nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng. Tuy vậy, sản phụ nên chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc đang dùng kể cả thuốc đông y hay tây y vì có thể những loại thuốc ấy sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Khi vào quy trình xét nghiệm, đầu tiên kỹ thuật viên sẽ lấy máu tĩnh mạch cho vào ống có chứa sẵn chất chống đông sau đó thực hiện một trong hai kỹ thuật xét nghiệm D-dimer.

Nếu xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex, kết quả bình thường khi định lượng D-dimer đạt dưới 500 μg/L hoặc dưới 0,5 mg/L. Còn đối với xét nghiệm theo kỹ thuật ELISA/ đo độ đục miễn dịch, chỉ số D-dimer bình thường khi dưới 250 mg/mL.

Mong rằng với những thông tin xoay quanh về vấn đề xét nghiệm D-dimer khi mang thai được chia sẻ trong bài sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bên cạnh đó, xét nghiệm D-dimer cũng không thể chỉ ra vị trí và nguyên nhân hình thành huyết khối (nếu có). Vì vậy, để xác định rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại, bạn sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *