Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Viêm mao mạch dị ứng là một dạng rối loạn miễn dịch gây ra tình trạng dị ứng có tổn thương ở các hệ cơ quan như xương khớp, da, tiêu hoá,… Khi mắc phải tình trạng này có thể gây nổi ban xuất huyết, chảy máu ở các mao mạch nhỏ. Vậy viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Bạn đang đọc: Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Viêm mao mạch dị ứng hay còn được gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp hay xuất huyết dạng phản vệ. Có thể gặp bệnh lý này ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không là câu hỏi được quan tâm nhiều ở những người đã có chẩn đoán mắc phải bệnh lý này.

Bệnh viêm mao mạch dị ứng là gì?

Viêm mao mạch dị ứng hay còn gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch. Đây là một bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân, thường có biểu hiện phát ban, xuất hiện các nốt xuất huyết ở tay, chân, nhất là ở quanh hai mắt cá chân, đùi, mông, cánh tay, xuất huyết mao mạch. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt các kháng nguyên. Phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ làm giải phóng các chất trung gian hoá học trên các mao mạch. Ngoài chất trung gian hoá học, phản ứng miễn dịch này sẽ tạo ra các phức hợp miễn dịch, lắng đọng trên lớp niêm mạc mao mạch gây ra các tổn thương, xuất huyết trên da (có thể thấy) hoặc trên các cơ quan khác.

Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Viêm mao mạch dị ứng gây xuất huyết trên lớp niêm mạc mao mạch

Viêm mao mạch dị ứng có triệu chứng thế nào?

Viêm mao mạch dị ứng gây ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều hệ cơ quan, nên dấu hiệu của bệnh ở các hệ cơ quan như sau:

  • Da: Xuất hiện các đốm xuất huyết tại các vùng da có nếp gấp của chân, đùi, mông, cánh tay, quanh mắt cá chân,… ít gặp ở các vùng da lớn như lưng, bụng. Tuy nhiên, đôi khi sẽ xuất hiện xuất huyết ở các vùng bộ phận sinh dục, tai hay mũi. Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với với các bệnh lý như lupus ban đỏ, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
  • Khớp: Khoảng 75% bệnh nhân bị xuất huyết ở cổ chân, đầu gối, khuỷu tay, hiếm khi xuất hiện ở cổ tay hay bàn tay. Việc xuất huyết ở các vùng này gây đau, phù quanh khớp, viêm khớp,… ảnh hưởng khả năng vận động.
  • Tiêu hoá: Có thể bị xuất huyết tiêu hoá kèm các cơn đau quanh rốn, đau dữ dội hoặc theo từng cơn, từng đợt, nôn, buồn nôn (có thể nôn ra máu), đi ngoài phân đen…
  • Thận: Xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu, có thể xuất huyết protein niệu.

Ngoài những dấu hiệu trên các hệ cơ quan thường gặp được liệt kê như trên thì có thể xuất hiện ở những cơ quan ít gặp hơn như tinh hoàn, tim, phổi, mắt,… Tuy nhiên, nếu xuất hiện ở những cơ quan này mà không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm võng mạc xuất huyết đáy mắt, xuất huyết màng não, rối loạn hành vi, hôn mê, xuất huyết trong các phế nang, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tinh hoàn,… Vì những dấu hiệu trên mà những người mắc phải tình trạng này thường lo lắng rằng bệnh viêm mao mạch dị ứng có khỏi được không?

Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng

Hiện nay, vẫn chưa có các bằng chứng khoa học xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng tình trạng viêm mao mạch dị ứng này có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như:

  • Thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng với các tác nhân dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật, thức ăn lạ, thời tiết thay đổi,…
  • Viêm da dị ứng;
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn như: Tụ cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu, Mycoplasma hay một số virus như Varicella virus, cytomegalovirus, Parvovirus B19,…
  • Bị côn trùng đốt;
  • Hệ miễn dịch phản ứng quá mức sau khi dùng thuốc hoặc tiêm phòng vaccine, gây xuất huyết mao mạch.

Tìm hiểu thêm: Nên khám đau khớp gối ở đâu uy tín và an toàn?

Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?
Có nhiều yếu tố tác động gây nên bệnh viêm mao mạch dị ứng

Vậy viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Vậy bệnh viêm mao mạch dị ứng có khỏi được không hay viêm mao mạch dị ứng bao lâu thì khỏi? Thực tế, vẫn chưa có cách chữa trị đặc hiệu để bệnh viêm mao mạch dị ứng khỏi hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh nhằm khắc phục triệu chứng, giảm sự ảnh hưởng tối đa đến các cơ quan, chưa thể điều trị nguyên nhân vì chưa xác định được nguyên nhân.

Tuy nhiên, căn bệnh này có thể tự hết trong một vài tháng mà không để lại ảnh hưởng kéo dài, nhất là khi bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ. Người bệnh nên cố gắng nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có thể dùng một số thuốc giảm đau để giảm nhẹ triệu chứng.

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh lý viêm mao mạch dị ứng là phải đảm bảo uống đủ lượng nước, bổ sung chất điện giải hằng ngày.

Phương điều trị chủ yếu bằng thuốc, tuỳ vào tình trạng mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp:

  • Chống dị ứng: Giảm tình trạng viêm bằng các loại thuốc kháng histamin.
  • Giảm đau, kháng viêm: Nếu mức độ đau nhẹ có thể dùng thuốc kháng viêm steroid hoặc không steroid.
  • Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Thuốc bảo vệ thành mạch.
  • Thuốc ức chế miễn dịch trong trường hợp người bệnh có tổn thương trên thận nặng.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì có thể thực hiện các phương pháp điều trị can thiệp khác như:

  • Thay huyết tương: Có hiệu quả trong các đợt bùng phát cấp tính viêm mao mạch với tình trạng kháng trị khi dùng thuốc steroid.
  • Phẫu thuật: Được chỉ định ở tình trạng thiếu máu cục bộ ruột nặng, nếu trì hoãn phẫu thuật trong tình trạng này có thể gây thủng ruột, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng.
  • Phối hợp đa chuyên khoa như da liễu, tiêu hóa, thấp khớp, tự miễn,… đặc biệt là thận vì cần hỗ trợ xác định tình trạng bệnh nhân có cần chỉ định lọc máu hay thay thận không.

Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Hiểu về hội chứng Sjögren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp điều trị viêm mao mạch dị ứng chủ yếu là điều trị bằng thuốc

Bệnh viêm mao mạch dị ứng bao lâu thì khỏi? Các triệu chứng của bệnh trên thực tế thường tự cải thiện trong vòng 1 tháng, tuy nhiên cũng rất dễ tái phát. Một số người có thể gặp phải những biến chứng của này như:

  • Tổn thương thận là biến chứng nghiêm trọng nhất. Nguy cơ gặp phải biến chứng này ở người lớn cao hơn so với trẻ em. Có một số trường hợp gười bệnh bị tổn thương thận nặng cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
  • Một số ít trường hợp, người bị viêm mao mạch dị ứng cũng có thể bị lồng ruột. Kết quả là thức ăn không di chuyển qua ruột được như bình thường dẫn đến tắc nghẽn, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tóm lại, viêm mao mạch dị ứng có chữa được không? Bệnh viêm mao mạch dị ứng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể được điều trị và kiểm soát bằng các phương pháp điều trị triệu chứng. Việc điều trị triệu chứng giúp hạn chế những biến chứng khác có thể xảy ra gây ra như viêm tinh hoàn, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,… có thể gây nguy hiểm. Chính vì vậy khi có các biểu hiện của bệnh tương tự cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, thăm khám sức khỏe định kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *