Nhiều mẹ bầu sau khi thăm khám và được chẩn đoán bị tụ dịch màng nuôi 27mm thường khá lo lắng. Bài viết dưới đây KenShin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và những lưu ý quan trọng.
Bạn đang đọc: Tụ dịch màng nuôi 27mm có nguy hiểm không?
Trong suốt 9 tháng mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi và có thể gặp phải rất nhiều vấn đề, trong đó không loại trừ trường hợp bị tụ dịch màng nuôi 27mm. Vậy đây là hiện tượng gì và có nguy hiểm hay không, có điều trị triệt để được hay không? Bác sĩ sản khoa sẽ giải đáp cụ thể các băn khoăn này với các thông tin chi tiết sau.
Contents
Tụ dịch màng nuôi 27mm là gì?
Tụ dịch màng nuôi là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng có sự xuất hiện cục máu tại một khoảng ở giữa nhau thai với tử cung người mẹ. Lớp máu này làm cho túi thai bị tách một phần ra khỏi tử cung và gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Tụ dịch màng nuôi được đánh giá là một trong những biến chứng thai kỳ khá thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 16 – 25% trong các trường hợp phụ nữ mang thai.
Vậy tụ dịch màng nuôi 27mm là gì? Các bác sĩ thường đánh giá nguy cơ đối với thai nhi thông qua tỷ lệ tụ dịch và sự phát triển của dịch tụ. Cụ thể tụ dịch có kích thước nhỏ là từ 0,5 – 5mm, tụ dịch ở mức độ trung bình là từ 5 – 12mm, tụ dịch có kích thước lớn là trên 12mm. Như vậy, tụ dịch màng nuôi 27mm là tình trạng tụ dịch có kích thước khá lớn, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do các yếu tố như phụ nữ mang thai khi tuổi đã cao (từ 35 tuổi trở lên), cơ thể người mẹ có nội tiết kém hoặc người mẹ thường xuyên phải di chuyển, lao động nặng nhọc.
Tụ dịch màng nuôi 27mm có nguy hiểm không?
Các bác sĩ khẳng định tình trạng tụ dịch càng lớn, thai nhi càng đối diện với nhiều nguy hiểm, bởi túi thai sẽ khó bám vào tử cung và tăng nguy cơ sảy thai. Tụ dịch màng nuôi 27mm cho thấy mức độ tụ dịch khá lớn. Lúc này, điểm tụ máu đã khá to và chiếm không gian lớn giữa tử cung và túi thai, làm tăng áp lực lên tử cung của mẹ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp dinh dưỡng từ mẹ sang con.
Đây là tình trạng rất nguy hiểm bởi cơ thể người mẹ sẽ có nhiều biểu hiện bất thường như đau bụng, ra máu cục, dịch âm đạo trong nhiều ngày. Túi thai rất dễ bị chèn ép và đẩy ra ngoài tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với cả người mẹ và thai nhi.
Thực tế, các vết tụ dịch màng nuôi có kích thước nhỏ nếu điều trị kịp thời sẽ tự hết khi sang tháng thứ 4. Mức độ tụ dịch càng lớn thì việc điều trị sẽ càng khó và thời gian kéo dài hơn. Với mức độ tụ dịch 27mm, mặc dù việc chữa trị khó khăn hơn nhưng người mẹ vẫn có thể được chữa khỏi. Do đó, khi gặp tình trạng này, mẹ bầu không nên quá hoang mang mà hãy tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất nhé!
Điều trị tụ dịch màng nuôi 27mm như thế nào?
Vậy khi bị tụ dịch màng nuôi 27mm thì việc điều trị được tiến hành như thế nào? Hiện nay, giải pháp được các bác sĩ đưa ra để khắc phục tình trạng này là kết hợp các yếu tố sau đây:
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào mức độ tụ dịch, tuổi của thai nhi và sức khỏe của người mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường ở mức tụ dịch màng nuôi 27mm, bác sĩ sẽ phải chỉ định tiêm, sử dụng các thuốc nội tiết và giảm co cho mẹ bầu. Ngoài ra, các loại thuốc ngăn ngừa hình thành dịch tụ như Aspirin cũng có thể được kê thêm.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần nằm viện theo dõi hoặc đi khám định kỳ cho đến khi cơ thể hoàn toàn ổn định, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý sớm nhất các trường hợp xấu có thể xảy ra nhé!
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Khi mức độ tụ dịch 27mm, tình trạng sức khỏe lúc này không được đảm bảo nên người mẹ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh xảy ra tình trạng bóc tách túi thai. Mẹ bầu nên nằm nghỉ trên giường, hạn chế tối đa việc đi lại và làm việc. Mọi sinh hoạt cá nhân mẹ bầu hãy nhờ người chăm sóc và an tâm dưỡng thai cho đến khi tình trạng ổn định hơn.
Tìm hiểu thêm: Khám phá công dụng bất ngờ của trà ngải cứu
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Khi gặp tình trạng này, người mẹ cần được tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển ổn định và sức khỏe của mẹ nhanh phục hồi. Do đó, chế độ ăn hằng ngày cần đa dạng, đủ dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung các thuốc bổ chứa dưỡng chất quan trọng khác như sắt, acid folic, canxi, vitamin tổng hợp… Tuy nhiên, việc bổ sung này không nên tùy tiện mà cần theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé!
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xa các thực phẩm không tốt cho sức khoẻ như: đồ ăn sống, lạnh, thức ăn nhanh, đồ uống đóng hộp hoặc các thực phẩm gây kích thích, co bóp tử cung như rau răm, đu đủ xanh, dứa, đào…
Những lưu ý khi bị tụ dịch màng nuôi 27mm
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi, mẹ bầu gặp tình trạng tụ dịch màng nuôi 27mm hãy lưu ý những vấn đề sau đây để cơ thể nhanh hồi phục:
- Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi mà người mẹ nên chú ý là nằm nghiêng sang bên trái để máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời giảm bớt áp lực lên tử cung.
- Cơ thể người mẹ lúc này rất nhạy cảm, nguy cơ đe dọa sảy thai cao. Do đó, mẹ nên kiêng quan hệ tình dục để tránh việc kích thích co bóp tử cung khiến cơ thể bị mất sức và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Người mẹ cần đi khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá chính xác tình hình sức khỏe và mức độ tụ dịch.
- Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sản khoa, kể cả phương thức chữa bệnh dân gian. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota
Như vậy, với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tụ dịch màng nuôi 27mm cũng như giải pháp điều trị, những lưu ý khi mẹ bầu không may mắc phải tình trạng này. Tuy đây là hiện tượng thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng mẹ bầu cũng không nên quá hoang mang mà hãy giữ tinh thần lạc quan và thực hiện đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ nhé!