Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm ở phái nữ độ tuổi 15 – 44. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây nên. Vì vậy, tiêm phòng HPV đã trở thành một trong những hoạt động bảo vệ sức khỏe quan trọng của phụ nữ. Vậy trước khi tiêm HPV cần làm gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Trước khi tiêm HPV cần làm gì?
HPV là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh ở đường sinh dục đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Số người nhiễm HPV trên thế giới tăng liên tục mỗi năm gây nguy hiểm cho phái nữ. Cùng xem trước khi tiêm HPV cần làm gì để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi.
Contents
Ung thư cổ tử cung là gì?
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong những căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc bệnh cao hàng đầu ở phụ nữ, nhất là phụ nữ ở độ tuổi 15 – 44. Nếu phát hiện và được điều trị từ giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung vẫn có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn.
Nghiên cứu cho thấy, có 99% trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra. Đường tình dục là con đường chủ yếu lây lan virus HPV, lây qua da, niêm mạc miệng, hầu họng khi tiếp xúc với âm đạo, dương vật, tử cung hay hậu môn của người bệnh. Ngoài ra, virus HPV còn có thể lây qua đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế hoặc lây từ mẹ sang con lúc sinh.
Tiêm phòng HPV hiện đang được coi là phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại sự xâm nhập của virus HPV vào cơ thể gây các căn bệnh đường sinh dục nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên cần phải tìm hiểu “trước khi tiêm HPV cần làm gì?” để có được một quá trình tiêm phòng thuận lợi, đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu về vaccine HPV
HPV (Human Papilloma Virus) là virus gây nên các bệnh đường sinh dục phổ biến. Có hơn 100 chủng virus HPV, trong đó chủng 16 và 18 là chủng chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung. Hiện tại vaccine HPV đang được đánh giá cao trong việc phòng tránh bệnh sinh dục, ung thư cổ tử cung do virus HPV chủng 16 và 18.
Virus HPV có nhiều chủng loại và dễ tái nhiễm. Việc tiêm vaccine HPV có khả năng giúp cơ thể phòng tái nhiễm HPV đồng thời tránh nhiễm mới những chủng HPV khác, từ đó tránh được các bệnh sinh dục, ung thư cổ tử cung do HPV gây nên. Việc tìm hiểu trước khi tiêm HPV cần làm gì đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay có hai loại vaccine HPV được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam:
- Gardasil của Mỹ là loại vaccine chứa HPV chủng 16, 18 – chủng gây ra ung thư cổ tử cung và HPV chủng 6, 11 – chủng gây sùi mào gà, mụn cóc sinh dục. Tiêm cho nữ giới độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Phác đồ tiêm phòng 0 – 2 – 6 gồm 3 mũi. Cụ thể thời gian tiêm chủng như sau: Mũi 1 là ngày tiêm mũi vaccine đầu tiên, mũi 2 cách mũi 1 hai tháng, mũi 3 là mũi cuối cùng cách mũi 1 sáu tháng.
- Cervarix của Bỉ là loại vaccine chứa chủng virus HPV gây bệnh ung thư cổ tử cung là 16, 18. Dùng để tiêm cho phái nữ từ độ tuổi 10 tuổi đến 25 tuổi. Phác đồ tiêm phòng 0 – 1 – 6 gồm 3 mũi. Cụ thể như sau: Mũi 1 là ngày tiêm mũi vaccine đầu tiên, mũi 2 cách mũi 1 một tháng, mũi 3 là mũi cuối cùng cách mũi 1 sáu tháng.
Tìm hiểu thêm: Tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không?
Trước khi tiêm HPV cần làm gì?
Trước khi tiêm HPV, chị em cần lưu ý tìm hiểu về những thông tin sau:
Đối tượng có thể thực hiện tiêm chủng
Dưới đây là những đối tượng có thể thực hiện tiêm chủng:
- Vaccine phòng ngừa HPV có hiệu quả tốt nhất đối với nữ giới ở khoảng độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.
- Nữ giới khỏe mạnh, cơ thể âm tính với bất kỳ chủng HPV nào.
- Không mang thai, không có ý định có thai trong vòng 6 tháng. Trong trường hợp đang trong khoảng thời gian tiêm phòng HPV mà mang thai thì cần dừng tiêm. Sẽ tiếp tục thực hiện tiêm phòng sau khi sinh con xong. Lưu ý, thời gian để hoàn thành đầy đủ 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.
- Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tiêm ngừa trước khi có quan hệ tình dục. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đã từng thực hiện quan hệ tình dục thì vaccine vấn có hiệu quả. Tất cả phụ nữ dưới 40 tuổi đều có thể tiêm ngừa vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh sinh dục mặc dù đã từng quan hệ hoặc thậm chí từng nhiễm HPV.
Lưu ý trước khi đi tiêm chủng
Đây là phần quan trọng cần lưu ý để giải đáp thắc mắc trước khi tiêm HPV cần làm gì?
- Trong vòng 1 tháng trước khi tiêm phòng HPV không tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác.
- Trong khoảng thời gian thực hiện tiêm chủng không sử dụng bất kỳ loại thuốc ức chế miễn dịch nào, ví dụ như: Corticoid, thuốc chống thải ghép,…
>>>>>Xem thêm: Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu
Lưu ý sau khi tiêm chủng
Một số điều bạn cần lưu ý sau khi tiêm chủng như sau:
- Sau khi tiêm vaccine, vị trí tiêm có thể xảy ra phản ứng không mong muốn là sưng, nóng, đỏ, đau. Bạn yên tâm là hiện tượng này sẽ tự động hết sau vài giờ.
- Sau khi tiêm phòng HPV, bạn nên ở lại địa điểm tiêm để theo dõi sau 30 phút để chuyên viên y tế có thể xử lý kịp thời những phản ứng không mong muốn do tiêm vaccine gây nên.
- Nên thực hiện xét nghiệm PAP – Smear tầm soát tế bào âm đạo định kỳ 1 lần mỗi năm ngay cả khi đã tiêm chủng HPV. Xét nghiệm này nhằm phát hiện sớm các bất thường tại cổ tử cung, giúp phát hiện các bệnh đường sinh dục từ giai đoạn sớm để kịp thời điều trị.
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc trước khi tiêm HPV cần làm gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin bạn cần. Hãy tiêm ngừa HPV càng sớm càng tốt bạn nhé! Chúc các bạn có một quá trình tiêm chủng thuận lợi.