Trồng răng Implant toàn hàm đã trở thành một giải pháp hiện đại và hiệu quả cho những người mất toàn bộ hàm răng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Trồng răng Implant toàn hàm – Giải pháp hiệu quả cho người mất răng
Bạn đang gặp tình trạng mất răng toàn hàm và không biết nên chọn phương pháp nào để phục hình lại răng? Bạn đã từng sử dụng hàm tháo lắp nhưng không hài lòng về chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về phương pháp trồng răng Implant toàn hàm trong bài viết dưới đây.
Contents
Trồng răng Implant toàn hàm là gì?
Trồng răng Implant toàn hàm được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Trước đây, nếu bị mất răng toàn hàm thì bệnh nhân cần phải sử dụng hàm tháo lắp. Phương pháp này lỏng lẻo, bất tiện trong việc ăn nhai và có thể gây tiêu xương, nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Trồng răng Implant toàn hàm là phương pháp cấy ghép trụ Implant vào xương hàm để thay thế vị trí chân răng đã mất, từ đó giúp phục hình hàm răng cho bệnh nhân mất nhiều răng, sắp mất toàn bộ hoặc mất toàn hàm, chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trung niên hoặc người cao tuổi. Phương pháp này giúp khôi phục chức năng ăn nhai lên đến 95%, cũng như hạn chế thực hiện phẫu thuật phức tạp, tránh được các trường hợp xảy ra ngoài ý muốn trong phẫu thuật.
Ưu điểm của trồng răng Implant toàn hàm là gì?
So với việc sử dụng hàm tháo lắp, trồng răng Implant toàn hàm có nhiều ưu điểm vượt trội, khiến nhiều bệnh nhân hài lòng và yên tâm sử dụng:
- Cố định xương hàm: Trụ Implant sau khi được cấy vào xương hàm sẽ cố định chắc chắn, giúp mang lại cảm giác thoải mái khi nhai và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
- Ngăn ngừa gãy răng: Trồng răng Implant giúp tái tạo xương hàm, từ đó tránh được tình trạng tiêu xương hàm do tình trạng mất răng lâu ngày gây ra.
- Khôi phục chức năng ăn nhai: Trồng răng Implant toàn hàm giúp bệnh nhân có thể ăn nhai thoải mái, không bị hạn chế như khi sử dụng hàm tháo lắp.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Trồng răng Implant toàn hàm giúp bệnh nhân có được một bộ răng đều đẹp, tự nhiên, phù hợp với khuôn mặt. Đồng thời, trồng răng Implant cũng giúp ngăn ngừa tình trạng hóp má, lão hóa do mất răng.
- Bền bỉ, lâu dài: Trồng răng Implant toàn hàm là giải pháp lâu dài, có thể duy trì trọn đời nếu bệnh nhân chăm sóc răng miệng và vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Trồng răng độc lập, không xâm lấn răng xung quanh: Implant thực hiện hoàn toàn độc lập tại vị trí mất răng. Nhờ vậy việc trồng răng Implant giúp đảm bảo tối đa không làm tổn thương tới các răng thật xung quanh răng bị mất.
Những trường hợp nào nên trồng răng Implant toàn hàm?
Trồng răng Implant toàn hàm hiện là giải pháp tối ưu ngày nay, dưới đây là một vài trường hợp thường nên sử dụng phương pháp này:
- Mất toàn bộ răng 1 hàm hoặc cả 2 hàm.
- Mất toàn bộ răng hàm 1 hàm và đã từng sử dụng hàm tháo lắp nhưng bị gãy răng hoặc tiêu xương hàm.
- Viêm nha chu nặng và bắt buộc phải nhổ bỏ toàn bộ răng.
- Không thích sử dụng răng giả cố định hoặc không thoải mái với các phương pháp khác cần phải tháo lắp.
Các kỹ thuật nào thường được bác sĩ áp dụng phổ biến?
All-on-4 và All-on-6
All-on-4 và All-on-6 là áp dụng những trường hợp có mức độ mất xương hàm trung bình và cũng là 2 kỹ thuật thường được các bác sĩ sử dụng nhất:
- Trồng răng Implant toàn hàm All-On-4: Thường áp dụng trong trường hợp mất răng hàm dưới. Trong đó, 2 trụ giữa đặt ở vị trí răng trước và 2 trụ hai bên đặt vào vị trí răng hàm.
- Trồng răng Implant toàn hàm All-On-6: Phù hợp cho người có xương hàm quá yếu. Bác sĩ sẽ cắm 4 trụ giữa đặt ở vị trí răng trước và 2 trụ hai bên được đặt ở vị trí răng hàm, giúp nâng đỡ răng vững chắc hơn.
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván?
Hybrid Denture
Kỹ thuật này kết hợp cả Implant và răng giả cố định, tạo ra một hàm răng cố định và vững chắc. Đảm bảo được tính thẩm mỹ cao và chức năng ăn nhai hoạt động tốt. Đặc biệt hữu ích cho những người có xương hàm yếu hoặc mất răng số lượng trung bình.
Zygomatic Implants
Kỹ thuật này sử dụng Implant được đặt trong xương zygomatic (xương gò má) thay vì trong xương hàm. Phù hợp cho những người bị tiêu hàm nghiêm trọng và không thể sử dụng phương án trồng Implant thông thường.
Immediate Load Implants
Còn được gọi là “Teeth in a Day”, kỹ thuật này cho phép gắn cầu răng ngay sau khi đặt Implant trong cùng một buổi phẫu thuật. Kỹ thuật này tiết kiệm được thời gian, cho phép bệnh nhân rời khỏi phòng mổ với một bộ răng mới ngay sau phẫu thuật.
Mini Implants
Mini Implants là những Implant có kích thước nhỏ hơn so với Implant truyền thống, đường kính khoảng 2 – 3 mm và dài 13 – 16 mm. Được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương nhiều và không thể gắn răng tạm trực tiếp trên Implant truyền thống. Quy trình cấy ghép đơn giản, không mất nhiều thời gian, ít đau đớn và khó chịu trong khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể được thực hiện đặt hàm giả ngay.
>>>>>Xem thêm: ACTH hormone là gì? ACTH hormone có chức năng gì?
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant toàn hàm. Các thông tin đều mang tính chất tham khảo, bạn cần đến gặp các chuyên gia để được kiểm tra tình trạng răng và nhận được tư vấn và lời khuyên phù hợp với tình hình của mình.