Trẻ 20 tháng chưa biết nói có xem là chậm phát triển?

Các mẹ bỉm rất quan tâm đến các cột mốc phát triển của bé. Đặc biệt lúc bé biết nói là thời khắc nhiều phụ huynh trông chờ nhất. Trẻ 20 tháng chưa biết nói có sao không? Phải tập nói cho bé thế nào là những thắc mắc mà bố mẹ bỉm quan tâm.

Bạn đang đọc: Trẻ 20 tháng chưa biết nói có xem là chậm phát triển?

Trong những năm tháng đầu đời sẽ có nhiều thay đổi xảy ra về cả mặt thể chất lẫn tâm lý của bé. Bố mẹ bỉm thường mang tâm lý mong con phát triển toàn diện, nhanh chóng biết cất những tiếng nói đầu tiên. Tuy nhiên sẽ có trường hợp bé không phát triển theo cột mốc thường thấy. Vậy trẻ 20 tháng chưa biết nói có sao không?

Lúc nào thì trẻ sẽ biết nói?

Ngay khi chào đời, tiếng khóc chính là những âm thanh đầu tiên mà bé phát ra. Kể từ lúc đó cho đến khi trẻ tròn 3, 4 tháng tuổi thì bé bắt đầu phát triển thanh quản hơn, “hóng” các âm thanh và phát ra nhiều âm hơn. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng 3 năm đầu đời sẽ là khoảng thời gian bé phát triển mạnh kỹ năng nói. Trước khi giải đáp vấn đề trẻ 20 tháng chưa biết nói, ta cùng tìm hiểu các cột mốc thể hiện kỹ năng này của bé:

  • Từ 0 đến 3 tháng tuổi: Trẻ chủ yếu giao tiếp bằng tiếng khóc, trẻ khóc vì đói, khóc vì mệt, khóc vì khó chịu.
  • Từ 3 đến 4 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu bập bẹ và biết lắng nghe các cuộc trò chuyện xung quanh mình, biết phản xạ như giật mình khi nghe âm thanh lớn.
  • Từ 7 tháng tuổi đến 1 năm: Bé có thể gọi ba và mẹ, bắt chước những âm thanh đơn giản cũng như biết thể hiện ngữ điệu hay cử chỉ để bày tỏ cảm xúc.
  • Trên 1 tuổi: Giai đoạn này bé sẽ phát huy khả năng “ăn nói” rất mạnh mẽ. Bé tiếp thu rất nhanh các từ vựng cũng như bắt chước được cách nói chuyện của người lớn xung quanh mình.

Trẻ 20 tháng chưa biết nói có xem là chậm phát triển?

Trẻ biết nói khi nào được nhiều mẹ bỉm thắc mắc

Trẻ 20 tháng chưa biết nói có sao không?

Có thể thấy khoảng 12 tháng tuổi là bé đã có thể trò chuyện cùng phụ huynh. Những tiếng bập bẹ được bé phát âm rõ ràng hơn. Thậm chí ở một số trẻ có khả năng ngôn ngữ bẩm sinh thì có thể trò chuyện với bố mẹ ở mức độ thông thạo.

Vậy lúc bé 20 tháng tuổi chưa biết nói thì có thể trẻ chậm nói. Việc chậm nói của bé do nhiều yếu tố như cấu trúc cơ thể, khả năng lắng nghe, vấn đề tâm lý cũng như môi trường phát triển. Lúc này phụ huynh cần đưa bé đi khám để được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ 20 tháng chưa biết nói?

  • Gặp vấn đề nghe: Bởi bé không nghe tốt nên trẻ sẽ không thể bắt chước lại âm thanh hay lời nói của mọi người. Vậy nên từ khi bé vừa sinh ra, bố mẹ nên quan sát và thử khả năng nghe của bé. Bé giật mình, bé quấy khóc khi có âm thanh lớn xuất hiện, trẻ phản ứng ngay khi đùa giỡn với mẹ là các dấu hiệu tốt. Không nên chủ quan đợi khi bé chậm nói mới kiểm tra thính lực vì đây là vấn đề sức khoẻ phải được can thiệp kịp thời.
  • Gặp vấn đề ở cơ quan phát âm: Nếu con nói không rõ, nói khó nghe thì bố mẹ phải kiểm tra xem lưỡi của bé có hoạt động bình thường không. Xem xét cấu trúc khoang miệng của bé để nhanh chóng phát hiện sự bất thường.
  • Xuất phát từ thần kinh và tâm lý: Chậm nói giai đoạn 20 tháng tuổi là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị chậm phát triển nhận thức hay tự kỷ. Đặc biệt nếu bé gặp vấn đề dị tật ở não, viêm màng não, xuất huyết não thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra nếu trẻ được nuôi dưỡng ở môi trường không lành mạnh như bị bỏ bê, xảy ra nhiều tình huống làm tổn thương tâm lý thì cũng khiến bé chậm nói.

Tìm hiểu thêm: Sinh thiết phôi là gì? Chi phí sinh thiết phôi vào khoảng bao nhiêu?

Trẻ 20 tháng chưa biết nói có xem là chậm phát triển?
Trẻ 20 tháng chưa biết nói là dấu hiệu của chứng chậm nói

Những cách tập nói hiệu quả cho bé

Sau khi giải đáp được vấn đề trẻ 20 tháng chưa biết nói có sao không, ta cùng tìm hiểu về cách dạy bé tập nói để phát huy hết khả năng ngôn ngữ của trẻ:

Trò chuyện

Việc trò chuyện với bé vừa kích thích bé nói chuyện vừa tạo sự gắn kết giữa bố mẹ với bé. Phương pháp trò chuyện với con ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ được nhiều chuyên gia khuyến khích. Lúc trẻ ra đời, hãy tiếp tục hành trình giao tiếp cùng bé, luôn nói chuyện với giọng điệu vui vẻ, giao tiếp nhiều bằng ánh mắt để bé cảm nhận được tình thương.

Sử dụng âm nhạc

Thực tế có nhiều nghiên cứu cho thấy âm nhạc giúp bé thông minh hơn và kích thích khả năng ngôn ngữ của bé hiệu quả. Hãy hát cho bé nghe, bật những bài nhạc mà bé thích để dạy trẻ cách lắng nghe, phản ứng lại với các âm thanh.

Sử dụng từ vựng đa dạng

Ban đầu khi bé còn nhỏ tuổi, hãy nói những mẫu câu đơn giản hoặc từ ngữ ngắn gọn để bé bắt chước dễ dàng. Sau đó khi con đã bắt đầu biết nói, hãy mở rộng từ vựng, giao tiếp nhiều từ ngữ đa dạng hơn với bé để trẻ được phát triển ngôn ngữ.

Sao chép âm thanh của bé

Khi bé đến giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi thì trẻ bắt đầu bập bẹ những âm thanh không có nghĩa. Lúc này bố mẹ nên thử lặp lại âm thanh mà bé vừa phát ra để khuyến khích bé tiếp tục phát huy.

Trẻ 20 tháng chưa biết nói có xem là chậm phát triển?

>>>>>Xem thêm: ADH là hormone gì? Phương pháp xét nghiệm ADH

Hãy trò chuyện nhiều hơn cùng trẻ để kích thích bé nói

Thể hiện cảm xúc lành mạnh

Hãy nuôi nấng bé trong môi trường “lành tính” nhất. Bởi những năm tháng đầu đời rất quan trọng để bố mẹ ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý và trí thông minh của bé. Phụ huynh nên kiên nhẫn, giao tiếp với bé với thái độ ân cần, hào hứng nhất. Duy trì tiếng cười và luôn thể hiện sự yêu thương qua cử chỉ, ánh mắt với bé.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề trẻ 20 tháng chưa biết nói. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về các cột mốc phát triển kỹ năng nói của bé và biết cách quan sát để nhận ra sự khác thường ở trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *