Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS)

Ruột kích thích là hội chứng liên quan đến hệ tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lại không rõ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS)

Nếu bạn có những cơn đau thắt bụng tái phát nhiều lần thì rất có thể bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể mang đến cảm giác đau đớn, rối loạn đại tiện và kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề liên quan đến đường ruột rất phổ biến. Theo thống kê, có từ 5 – 20% dân số từng mắc hội chứng này ít nhất một lần trong đời. Tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng ruột kích thích nhiều hơn nam giới gấp 1,25 đến 2 lần. Độ tuổi trong nhóm có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích cao nhất là từ 20 đến 50 tuổi. Đây là một hội chứng lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ruột kích thích thực chất là hội chứng xảy ra khi chức năng ruột bị rối loạn, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng tái đi tái lại kèm triệu chứng chướng bụng, khó chịu ở bụng và thói quen đại tiện bị thay đổi. Trong khi đó, người bệnh đi khám không phát hiện tổn thương ở ruột.

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS)

Rối loạn chức năng ruột gây hội chứng ruột kích thích (IBS)

Dựa trên triệu chứng, hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 loại, tương ứng với các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Hội chứng ruột kích thích gây tình trạng tiêu chảy;
  • Hội chứng ruột kích thích thể táo bón;
  • Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (có lúc tiêu chảy, có khi lại táo bón);
  • Hội chứng ruột kích thích thể không xác định.

Điều gì dẫn đến hội chứng ruột kích thích (IBS)?

Hiện nay, nguyên nhân gây hội chứng IBS vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng chính chế độ ăn uống, thuốc, yếu tố tâm lý, cảm xúc đều có liên quan đến các triệu chứng bệnh và tần suất tái phát. Hay nói cách khác, hội chứng ruột kích thích gây ra do nhiều yếu tố bao gồm sinh lý và tâm lý. Cụ thể là:

  • Khi chúng ta bị căng thẳng về mặt tâm lý, hệ thần kinh trung ương có thể tác động làm giảm chức năng đường ruột thông qua hệ thần kinh thực vật. Đây cũng được xem là yếu tố dẫn đến hội chứng ruột kích thích.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng có liên quan đến sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất các loại hormone trong cơ thể. Trong đó có những hormone có tác động đến tiêu hóa và sự trao đổi chất. Nồng độ hormone này thay đổi dẫn đến kích thích nhu động ruột gây hội chứng IBS.
  • Thực phẩm ôi thiu hoặc chứa độc tố được cho là thủ phạm hàng đầu dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Khi chúng ta ăn những thực phẩm không an toàn, hệ tiêu hóa sẽ kích thích để đào thải chúng ra khỏi cơ thể qua đường đại tiện. Đây là một cơ thể tự nhiên và thông minh để cơ thể chúng ta tự bảo vệ.
  • Nếu trong gia đình một ai đó có người mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì nguy cơ người đó bị hội chứng ruột kích thích cũng cao hơn.

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS)

Nữ giới có tỷ lệ bị hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới

Hội chứng ruột kích thích và dấu hiệu nhận biết

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Đây là tình trạng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đi kèm những triệu chứng gây mệt mỏi và khó chịu như:

  • Cảm giác đau bụng không có vị trí nhất định, không có đặc điểm cụ thể. Người bệnh bị đau dọc khung đại tràng. Cảm giác đau thường xuất hiện vào buổi sáng và có thể giảm sau khi đại tiện.
  • Kiểu đau rất mơ hồ, không liên tục, có thể đau âm ỉ từng cơn hoặc đau quặn do nhu động ruột bị kích thích.
  • Đau bụng tái phát nhiều lần, ít nhất 1 lần trong tuần và có thể theo chu kỳ không đều, kéo dài trong 3 tháng gần nhất.
  • Sau mỗi lần ăn, sau khi ăn các thực phẩm không an toàn hoặc khi người bệnh đang căng thẳng tâm lý, triệu chứng đau bụng có xu hướng nghiêm trọng hơn.
  • Đau bụng có kèm theo tình trạng thay đổi thói quen đại tiện như đi nhiều hơn, tiêu chảy, táo bón hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón. Cùng với đó là sự thay đổi về tính chất của chất thải.
  • Một số dấu hiệu khác có thể cảnh báo hội chứng ruột kích thích như đầy hơi, chướng bụng, cảm giác đại tiện không hết phân, trung tiện nhiều, mệt mỏi,…

Tìm hiểu thêm: Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS)
Triệu chứng của hội chứng IBS khá rõ ràng phải không nào?

Hội chứng ruột kích thích có chữa được không?

Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống kết hợp uống thuốc điều trị triệu chứng để phục hồi và cải thiện chức năng đường ruột. Cụ thể là:

  • Căn cứ vào triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc phù hợp như: Thuốc chữa tiêu chảy, thuốc trị táo bón, thuốc chống co thắt, thuốc giảm lo âu,…
  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách tăng cường tiêu thụ rau, củ, quả hoặc uống các sản phẩm bổ sung xơ dạng bào chế.
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa bằng các loại men vi sinh đường ruột. Các sản phẩm này sẽ bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp củng cố chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Loại bỏ khỏi chế độ ăn uống những thực phẩm có thể gây dị ứng cho người bệnh. Điều này chính bản thân người bệnh sẽ là người rõ nhất.
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích được khuyên nên ăn theo chế độ FODMAP sẽ tốt hơn cho đường ruột. Đây là chế độ kiêng ăn các thực phẩm đóng hộp, táo, dưa hấu, sữa có lactose và chế phẩm từ sữa, trái cây nhiều đường, mật ong, đồ uống có cồn,…

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS)

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về sỏi niệu quản 1/3 dưới

Bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp

Để giảm nguy cơ mắc hội chứng IBS, một số thói quen cần tránh khi mắc hội chứng ruột kích thích như: Uống rượu bia, hút thuốc lá, hay căng thẳng, thức khuya nhiều, ăn quá nhanh, bỏ bữa, lười vận động,… Hãy xây dựng cho mình một thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để cải thiện sức khỏe đường ruột.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) không phải bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Các dấu hiệu được cho là đáng báo động và người bệnh cần tầm soát bệnh lý đường tiêu hóa ngay như: Trong phân lẫn máu, giảm cân ngoài ý muốn, sờ thấy u cục ở bụng, thiếu máu, sốt,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *