Hiện nay, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngành y tế nước ta đang nỗ lực triển khai tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản theo từng tháng để đảm bảo trẻ được tiêm chủng ngay khi đủ 1 tuổi. Vắc xin viêm não Nhật Bản, còn gọi là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm não Nhật Bản, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay
Việc tổ chức tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ hàng tháng có thể đặt ra thách thức cho ngành y tế do yêu cầu phải cung cấp vắc xin thường xuyên, nhưng điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe cộng đồng. Vậy vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản được sử dụng ở Việt Nam hiện nay gồm những loại nào? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Contents
Hiểu về bệnh viêm não Nhật Bản
Trước khi giới thiệu một số loại vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, chúng ta cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về căn bệnh này, từ đó hiểu được vì sao cần phải triển khai tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản.
Dịch tễ
Bệnh viêm não Nhật Bản (JEV) có khả năng lây truyền từ muỗi đốt chích (cụ thể là muỗi Culex tritaeniorhynchus) sang con người. Viêm não vi rút Nhật Bản sẽ xâm nhập vào mạch máu não, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm sốt, viêm não, co giật, và có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật thần kinh và tử vong. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm não Nhật Bản và có nguy cơ cao bị bệnh viêm não virus.
Hằng năm, trung bình trên thế giới khảo sát có khoảng 60.000 ca viêm não Nhật Bản. Châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam đặc biệt vẫn ghi nhận sự lưu hành của căn bệnh này và có tính chất theo mùa, thường xuất hiện vào mùa mưa khi sự hoạt động của muỗi tăng cao.
Biến chứng
Thông thường, bệnh sẽ được ủ trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi bị truyền nhiễm bằng vật thể trung gian. Sau khi ủ bệnh các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện như: Sốt, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, suy nhược,… Nặng hơn nữa có thể bị liệt, rối loạn thần kinh. Khi đã xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não Nhật Bản, rất nhanh sau đó sẽ chuyển biến xấu hơn chính là gây hôn mê sâu, co giật, khó thở có thể phải cần tới hỗ trợ thở máy.
Một khi đã xuất hiện rõ ràng các biểu hiện của bệnh, nếu không được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực từ sớm sẽ dẫn tới các biến chứng nặng nề như:
- Liệt thần kinh sọ não gây rối loạn thần kinh gây co giật, giảm khả năng nhận thức các giác quan.
- Giảm khả năng vận động hoặc dẫn đến liệt.
- Ngoài ra có thể mắc các hội chứng mắc kèm do thở máy lâu ngày như nhiễm trùng, viêm phổi,…
- Một số biến chứng khác về lâu về dài như hội chứng Parkinson, động kinh,…
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh đáng báo động còn vì nguy cơ tử vong cao khi phát bệnh, cứ 4 người khi gặp tình trạng cấp thì có 1 người không qua khỏi. Việc tiêm chủng phòng ngừa ngay từ sớm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc, tử vong do bệnh viêm não Nhật Bản.
Các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản
Hiện nay trên thị trường xuất hiện đa dạng vắc xin để cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêm ngừa căn bệnh viêm não Nhật Bản, với từng loại có các đặc điểm khác nhau để lựa chọn. Một số loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản thường được sử dụng hiện nay có thể kể đến như:
Vắc xin JEVAX (Việt Nam)
Jevax là loại vắc xin được sản xuất tại Việt Nam có lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ người dân khỏi bệnh viêm não Nhật Bản. Sự có mặt của vắc xin cung cấp một cách hiệu quả để tạo miễn dịch cho mọi đối tượng, bao gồm người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh viêm não Nhật Bản, vì đây là độ tuổi thường là nạn nhân chính của bệnh này. Việc sản xuất vắc xin trong nước giúp tăng cường sự tiếp cận và hiệu quả trong chương trình tiêm chủng mở rộng vắc xin viêm não Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 có cần thiết không?
Để vắc xin đạt được hiệu quả tối ưu, cần lưu ý tiêm đúng lịch trình của mũi nhắc lại. Đối với vắc xin JEVAX cần tuân thủ lịch tiêm như sau:
- Mũi 1: Thực hiện cho người lớn hoặc trẻ em trên 12 tháng.
- Nhắc lại mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 từ 1 – 2 tuần.
- Nhắc lại mũi 3: 1 năm sau mũi thứ 2.
- Có thể nhắc lại sau mỗi 3 năm hoặc khi có dịch bệnh viêm não xuất hiện.
Ngoài ra, đặc biệt lưu ý tới các trường hợp sau chống chỉ định với vắc xin JEVAX:
- Nhạy cảm hay dị ứng với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.
- Sức khoẻ lúc tiêm đang có vấn đề như sốt, mệt mỏi, nhiễm trùng,…
- Mắc các bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, bệnh tim tiến triển,… hay các bệnh ác tính liên quan tới tim, thận, gan.
- Đặc biệt: Không tiêm vắc xin này cho phụ nữ đang mang thai.
Vắc xin IMOJEV (Thái Lan)
IMOJEV là loại vắc xin được phát triển bởi công ty dược của Pháp và được sản xuất tại Thái Lan. Đây là loại vắc xin có rất nhiều ưu điểm:
- Sử dụng được cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
- Khả năng khởi phát tác dụng chống lại bệnh viêm não Nhật Bản nhanh, đối với người lớn là sau 2 tuần và với trẻ em là sau 4 tuần tiêm vắc xin.
- Lịch tiêm đơn giản: Với trẻ em dưới 17 tuổi chỉ tiêm 1 mũi và có thể nhắc lại sau 1 – 2 năm, người lớn trên 18 tuổi tiêm 1 mũi và không cần tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm.
Một số đối tượng như sau cần chống chỉ định tiêm vắc xin IMOJEV:
- Dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.
- Những người bị mắc chứng suy giảm miễn dịch, người bị HIV.
- Đặc biệt: Không tiêm vắc xin IMOJEV cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Hiện nay, tại Trung tâm tiêm chủng KenShin, chi phí để tiêm một mũi vắc xin JEVAX có giá 165.000 VND, phù hợp cho tất cả các đối tượng có nhu cầu tiêm ngừa bệnh viêm màng não. Còn IMOJEV là loại vắc xin tiện lợi và đem lại hiệu quả trong quá trình tiêm mũi nhắc lại, vì thế nên chi phí cũng sẽ cao hơn so với loại vắc xin JEVAX, giá IMOJEV là 715.000 VND. Dù giá thành cao nhưng đây cũng là loại vắc xin được ưa chuộng trên thị trường vì ưu điểm nó đem lại.
Lưu ý: Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế.
Phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
Các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra và thường không quá nghiêm trọng. Một số phản ứng thông thường như sưng, đau ở vết tiêm sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Các phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ thể cũng có thể xảy ra sau tiêm vắc xin. Điều này có thể làm cho cơ thể cảm thấy thấy khó chịu hoặc đuối sức hơn so với bình thường. Các phản ứng này thường sẽ tự giảm đi sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Mặc dù hiếm, nhưng có thể xảy ra các trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin. Do đó, việc theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc xin là quan trọng. Bác sĩ thường khuyên nên nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút sau tiêm để theo dõi xem có phản ứng bất thường nào không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng nào, bác sĩ sẽ xử lý ngay lập tức. Chăm sóc sau tiêm vắc xin là quan trọng để nhanh chóng phục hồi và quay trở lại hoạt động bình thường.
>>>>>Xem thêm: Đặt vòng tránh thai có tăng cân không, có nên tháo khi tăng cân?
Theo khuyến cáo của Bộ y tế hiện nay, triển khai tiêm chủng vắc xin mở rộng viêm não Nhật Bản rất quan trọng để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Cách chính sách của nhà nước hỗ trợ rất nhiều cho trẻ em để tăng thêm hiệu quả phủ rộng khắp nơi. Ngoài ra, có rất nhiều trung tâm tiêm chủng uy tín được mở ra với việc đảm bảo chất lượng vắc xin cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc ở nơi đây.
Trung tâm Tiêm chủng KenShin là đơn vị cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới từ các hãng dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Khi lựa chọn tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng KenShin, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm bởi chúng tôi có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thăm khám và tư vấn miễn phí. Trẻ em sẽ được tư vấn loại vắc xin phù hợp, bên cạnh đó là tư vấn phác đồ tiêm chủng chi tiết nhất. Bệnh nhân được theo dõi trước, trong và sau khi tiêm vắc xin một cách chặt chẽ. Đảm bảo kịp thời xử trí các tình huống, sự cố y tế xảy ra khi tiêm chủng.