Nhiều người thường xuyên bị tê mỏi chân tay, mà không biết nguyên nhân do đâu. Tê mỏi chân tay có thể không do hoạt động thể chất quá mức hoặc ngồi yên quá lâu một chỗ. Đây là có thể là dấu hiệu gợi ý cho một tình trạng bệnh lý cụ thể.
Bạn đang đọc: Tê mỏi chân tay: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
Tê mỏi chân tay thường xuất hiện do rối loạn ở cơ bắp, mô mềm xung quanh các dây chằng và gân. Hệ quả của các tổn thương và rối loạn này là dây thần kinh bị tổn thương, gây ra cảm giác tê nhức và đau buốt.
Contents
Triệu chứng và nguyên nhân gây tê mỏi chân tay
Triệu chứng
Các triệu chứng điển hình của tê mỏi chân tay, làm người bệnh có cảm giác như kiến bò, đau nhức, thỉnh thoảng kèm theo tê buốt và có thể bị chuột rút (hay co cơ). Ở một số người có triệu chứng tê bì chân tay nặng, cảm giác tê buốt xuất hiện nhiều, kéo dài rất khó chịu. Lúc này các cơn đau có thể lan sang cánh tay, vùng cẳng tay, khắp chân và mông hoặc vùng thắt lưng. Nhiều khi có thể gây mất cảm giác tạm thời.
Triệu chứng tê mỏi chân tay thường xuất hiện vào thời gian cuối ngày, ban đêm hoặc sáng sớm thức dậy. Chân tay tê nhức khiến người bệnh cảm giác mệt mỏi, uể oải, ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc có thể nhức mỏi làm mất ngủ.
Nguyên nhân
Tê mỏi chân tay có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:
- Cơ thể thiếu chất: Việc thiếu canxi cho xương, thiếu vitamin D,… là nguy cơ dẫn đến bệnh loãng xương, làm cơ thể thường xuyên đau nhức.
- Một số bệnh cơ xương khớp: Thoái hóa cột sống, thấp khớp, viêm khớp, chấn thương xương khớp gây tụ máu, thoát vị đĩa đệm, ung thư xương,… đều có thể biểu hiện triệu chứng là tê mỏi chân tay.
- Bệnh lý mãn tính khác: Như tiểu đường, thiếu máu não, bệnh xơ vữa động mạch, suy giảm chức năng gan, thận… cũng là các nguyên nhân gây tê nhức ở chân tay.
- Thay đổi thời tiết liên tục và thất thường: Bên cạnh những nguyên nhân trên, thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra các cơn đau nhức, đặc biệt ở các đối tượng phải lao động chân tay nhiều hoặc những người ít vận động.
Biện pháp giúp giảm tình trạng tê mỏi chân tay
Nếu các cơn đau mỏi chân tay xuất hiện nhiều, bạn phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cũng nên thực hiện một số bài tập vận động, nhằm giúp tăng cường máu lưu thông và cải thiện sức khỏe thể chất. Các bài tập này có thể bao gồm:
- Tập luyện yoga: Yoga từ lâu nay đã là một hình thức rèn luyện sức khỏe phổ biến, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Các bài tập yoga rất nhẹ nhàng, nhưng đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với người bị tê mỏi chân tay.
- Đi bộ: Các bệnh cơ xương khớp nói chung đều sẽ gây hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Chính vì thế, đi bộ là phương pháp đơn giản và hiệu quả, giúp cải thiện sức bền và sự dẻo dai cho cơ xương khớp. Cần lưu ý trong khi đi bộ, bạn hãy cố gắng duy trì ở tốc độ vừa phải, tránh đi quá nhanh và vận động quá mạnh.
- Massage: Thời điểm thích hợp nhất để massage là trước giờ đi ngủ, thực hiện trong khoảng 20 phút. Xoa bóp tay chân thường xuyên giúp kích thích lưu thông máu khắp cơ thể, không những giảm tình trạng tê mỏi chân tay, mà còn giúp đem lại giấc ngủ thoải mái hơn cho bạn.
Tìm hiểu thêm: Khi siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Phòng ngừa tê mỏi chân tay
Thay đổi lối sống
- Có kế hoạch tập luyện thể dục thường xuyên. Việc rèn luyện sức khỏe chỉ nên ở mức độ phù hợp với thể trạng của bạn. Điều này giúp cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai và máu huyết lưu thông khắp cơ thể.
- Xây dựng thời gian biểu lịch làm việc và nghỉ ngơi cân bằng. Bạn cần tránh ngồi quá lâu một chỗ, nên đi lại khoảng 5 đến 10 phút sau ngồi trên bàn làm việc liên tục trong 1 đến 2 giờ. Bên cạnh đó, bạn không nên ôm quá nhiều việc một lúc, tránh làm việc trong nhiều giờ liền, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh tạo cho mình áp lực công việc quá mức.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm quá ngọt, thức ăn nhanh, đồ uống có gas và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… vì những loại thực phẩm có nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Không những thế, các đồ ăn thức uống này còn làm trầm trọng thêm tình trạng tê mỏi chân tay, do làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp của cơ thể.
- Luôn giữ cân nặng ở mức lý tưởng. Việc bạn tăng cân quá mức trực tiếp tạo áp lực lên cột sống và hệ xương khớp, dẫn đến nguy cơ bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Từ đó chèn ép lên rễ dây thần kinh gây tê mỏi tay chân.
Chế độ dinh dưỡng
Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu, cũng có thể dẫn đến nhiều cơn tê mỏi chân tay. Do đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với việc tuân thủ điều trị.
Việc bổ sung đầy đủ vitamin D giúp tăng cường sự dẻo dai cho hệ xương khớp. Trong khi đó, vitamin K có tác dụng giúp giảm đau, duy trì sức khỏe của xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán suy đa tạng bằng cách nào? Biện pháp điều trị suy đa tạng
Nguồn thực phẩm bổ sung hai loại vitamin này có thể kể đến như: Cá, trứng, đậu nành hoặc rau lá xanh đậm,… Bên cạnh đó, việc bổ sung canxi an toàn qua các thực phẩm như hải sản, chuối, sữa… giúp làm chậm lão hóa hệ cơ xương khớp. Cuối cùng, người bệnh nên tránh ăn quá mặn, vì sẽ làm thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp.
Vậy là bạn đã biết được các nguyên nhân gây ra tê mỏi chân tay và các cách phòng ngừa tình trạng này. Có một số phương pháp thay đổi lối sống, giúp bạn giảm bớt tần suất và cường độ các cơn tê mỏi chân tay. Cách phòng ngừa này bao gồm tập luyện thể dục thể thao và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn.