Đốt cuốn mũi là thủ thuật đơn giản tác động vào mũi để hạn chế được tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về tác dụng của thủ thuật này. Vậy tại sao phải đốt cuốn mũi? Sử dụng sóng cao tần để đốt cuốn mũi có hiệu quả không?
Bạn đang đọc: Tại sao phải đốt cuốn mũi? Đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần có hiệu quả?
Nghẹt mũi, đặc biệt khó chịu vùng mũi hay viêm mũi họng vào thời tiết giao mùa là những hiện tượng rất hay gặp phải ở nhiều người. Tình trạng này thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời. Đốt cuốn mũi chính là giải pháp mà bạn nên tham khảo để giúp bản thân ít gặp các vấn đề kể trên.
Cuốn mũi là gì?
Cuốn mũi là xương các tấm xương dài, nhô vào trong hốc mũi và cấu tạo nên thành ngoài mũi xoang. Mỗi bên khoang mũi thường có 3 cuốn mũi gồm cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới. Các cuốn mũi sẽ được bao phủ bởi niêm mạc chứa biểu mô đường hô hấp có các tuyến bài tiết chất nhầy. Dưới lớp niêm mạc của cuốn mũi sẽ có hệ thống phân bố mạch máu phong phú và có thể giãn rộng làm cuốn mũi trở nên cương to.
Vậy cũng là một bộ phận của cơ thể, tại sao phải đốt cuốn mũi? Bởi vị trí và kích thước của cuốn mũi dưới sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến thể tích, tính chất luồng khí đi qua mũi xuống phổi. Một khi cuốn mũi dưới phì đại sẽ gây nghẹt mũi.
Về cuốn mũi trên và giữa thì chúng góp phần điều hoà luồng khí hít vào. Phần niêm mạc phủ ở cuốn trên và cuốn trên cùng có chứa niêm mạc khứu giác để nhận biết mùi. Đồng thời nhìn chung, các cuốn mũi sẽ giúp làm ẩm, làm sạch không khí đi qua mũi, hỗ trợ nhận biết mùi cũng như ứng dụng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Tại sao phải đốt cuốn mũi?
Sẽ có một số bệnh lý xảy ra do cuốn mũi, đó có thể là phì đại cuốn mũi, đa phần gặp ở cuốn mũi dưới, niêm mạc, phần xương cuốn mũi dưới to làm hẹp khoang mũi từ đó gây nghẹt mũi, giảm khứu giác. Một vài người còn gặp phải hiện tượng Concha bullosa, có sự hóa bóng khí trong cuốn mũi, rất hay gặp ở cuốn mũi giữa dẫn đến hẹp khe giữa gây viêm xoang. Đặc biệt những ai hay sử dụng thuốc nhỏ mũi co mạch sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cuốn mũi cùng các tế bào chế tiết nhầy. Lâu dần sẽ làm teo cuốn mũi, dù hốc mũi đang thoáng cũng cảm nhận nghẹt mũi.
Việc đốt cuốn mũi không phải lúc nào cũng được bác sĩ chỉ định thực hiện. Bởi mức độ không quá nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được khuyến khích chữa trị bằng uống thuốc để giảm tình trạng viêm hay nghẹt mũi. Vậy đối tượng nào cần phải đốt cuốn mũi? Đó là khi bệnh nhân do phì đại niêm mạc cuốn mũi từ đó nước mũi chảy quá mức hay nghẹt mũi liên tục.
Tìm hiểu thêm: ECG thiếu máu cơ tim: Phương pháp chẩn đoán để điều trị bệnh hiệu quả
Ngoài ra nếu người mắc bệnh về cuốn mũi có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, bị viêm mũi mà điều trị nội khoa không hiệu quả thì phải thực hiện đốt sóng cao tần cuốn mũi. Tuy nhiên những cá nhân mắc bệnh về máu như rối loạn đông máu, đang nhiễm trùng tai mũi họng cấp tính hay bị bệnh tim mạch thì không được thực hiện phương pháp này.
Đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần có hiệu quả?
Nếu mắc phải tình trạng nghẹt mũi cùng các bệnh lý liên quan, được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa nhưng không khỏi thì bạn nên cân nhắc đến cách đốt bằng sóng cao tần cho cuốn mũi. Phương pháp này cũng được xem là một dạng phẫu thuật để giảm tình trạng phì đại niêm mạc cuốn mũi quá lâu, chúng dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần được hỗ trợ bởi 3 phương tiện như sau:
- Đốt bằng plasma: Dao mổ plasma là một loại dao nhiệt mới, có khả năng cắt mô đồng thời cầm máu. Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật dùng loại dao này sẽ gây ít mất máu, hiệu quả phẫu thuật cao và thời gian thực hiện nhanh.
- Đốt bằng coblator: Phẫu thuật có sự hỗ trợ của coblator là phương pháp hiệu quả và an toàn để kiểm soát tắc nghẽn mũi. Coblator làm co mô dưới niêm mạc từ đó giúp giảm tình trạng tắc nghẽn mũi, ít tác dụng phụ gây ra.
- Đốt bằng laser: Phương pháp này sử dụng tia laser để đốt cuốn mũi. Tuy nhiên thực tế cho thấy phương pháp này ít được ưu tiên bởi kém hiệu quả hơn so với dùng plasma và coblator.
>>>>>Xem thêm: Nghiệm pháp rượu trong bệnh lý đông máu rải rác nội mạch
Vậy quy trình đốt dùng sóng cao tần cho cuốn mũi được thực hiện thế nào?
- Trước phẫu thuật: Bệnh nhân được chỉ định ngưng dùng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen, clopidogrel, warfarin bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Vào ngày phẫu thuật, bệnh nhân không uống hay ăn bất cứ thứ gì vào đêm trước phẫu thuật, chỉ cần uống ngụm nhỏ nước và ghi nhớ rõ thời gian có mặt tại bệnh viện.
- Trong phẫu thuật: Bệnh nhân được gây mê. Bác sĩ có thể tiến hành đặt thuốc co mạch tại chỗ. Sau đó dùng optic nội soi 0 độ kiểm tra toàn bộ hốc mũi và cuốn dưới 2 bên, việc này giúp đánh giá tình trạng niêm mạc hốc mũi, cuốn mũi, khe mũi, vách ngăn, vòm một cách tổng quát. Đốt điện cao tần cuốn mũi dưới sẽ được thực hiện bằng đầu dò chuyên dụng của máy Coblator. Cuối cùng bác sĩ sẽ đặt merocel vào hốc mũi để chống dính và cầm máu mũi.
Trên đây là những chia sẻ về đốt cuốn mũi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về phương pháp này và có cho mình những thông tin cần thiết nếu muốn thực hiện phẫu thuật.