Suy đa tạng là tình trạng rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể xảy ra đồng thời, rất phức tạp và nguy hiểm. Vậy suy đa tạng có chữa được không? Phương pháp điều trị suy đa tạng như thế nào?
Bạn đang đọc: Suy đa tạng có chữa được không? Điều trị suy đa tạng như thế nào?
Suy đa tạng được đánh giá là một tình trạng sức khỏe vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Vậy suy đa tạng là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy đa tạng? Suy đa tạng có chữa được không và phương pháp điều trị như thế nào? Trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Contents
Tìm hiểu chung về chứng suy đa tạng
Trước khi tìm hiểu vấn đề suy đa tạng có chữa được không, bạn đọc cũng cần nắm rõ về hội chứng suy đa tạng diễn ra như thế nào?
Theo đó, suy đa tạng là tình trạng suy giảm chức năng đồng thời của ít nhất 2 trong các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, phổi, thận… Đây là hậu quả nghiêm trọng của của hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan và thường xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, chấn thương, bỏng nặng hoặc viêm tụy.
Suy đa tạng là hội chứng cấp tính, có diễn tiến nặng, phức tạp với tỷ lệ tử vọng rất cao, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực tại khoa hồi sức cấp cứu.
Tùy thuộc vào tình trạng suy giảm chức năng, số lượng cơ quan bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương xảy ra mà tiên lượng cho bệnh nhân có khả năng hồi phục hoặc tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy đa tạng thường rất đa dạng, chủ yếu là gặp ở các vấn đề cấp tính gây rối loạn hệ thống chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể cùng lúc. Vì vậy, việc quan trọng nhất là xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có hướng điều trị triệt để từ nguyên nhân nhằm duy trì sự sống cho bệnh nhân sau khi được cấp cứu.
Làm thế nào để nhận biết chứng suy đa tạng?
Hội chứng suy đa tạng thường rất phức tạp do xảy ra đồng thời nhiều cơ quan trong cơ thể cùng bị tổn thương và suy giảm chức năng. Tùy theo cơ quan cũng như mức độ ảnh hưởng mà triệu chứng tại cơ quan bị tổn thương sẽ rõ ràng hơn, cụ thể như sau:
- Triệu chứng tiêu hóa: Hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến tình trạng teo niêm mạc, tăng tính thấm niêm mạc ruột và chảy máu tiêu hóa.
- Triệu chứng hô hấp: Suy hô hấp cấp tính sẽ làm tăng tính thấm mao mạch và nhiễm toan chuyển hóa cũng như khiến các đầu chi bị tím tái do máu không trao đổi được oxy. Vì vậy, ở những bệnh nhân bị suy hô hấp thường có biểu hiện khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở không đều.
- Triệu chứng tuần hoàn: Nếu xảy ra tình trạng suy tuần hoàn, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, đôi khi không bắt được mạch, thân nhiệt tăng cao (trên 38 độ C) hoặc thấp (dưới 36 độ C), nhịp tim nhanh, nhiễm toan chuyển hóa, tiểu ít…
- Triệu chứng gan mật: Nếu suy gan mật, rối loạn chức năng biểu hiện rất rõ ràng như giảm tổng hợp mật, muối, IgA và tăng chuyển hóa cũng như dị hóa ngoại biên.
- Triệu chứng suy thận: Suy thận xảy ra với những triệu chứng thiểu niệu, tăng creatinin trong máu và huyết động không ổn định.
- Triệu chứng thần kinh: Suy đa tạng xảy ra có thể gây ra tình trạng rối loạn thần kinh trung ương với các biểu hiện như mê sảng, thay đổi tri giác, lú lẫn và thậm chí là hôn mê.
Triệu chứng sẽ giúp nhận biết sớm chứng suy đa tạng rất hữu ích trong việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám, cấp cứu và điều trị kịp thời. Nếu cấp cứu chậm hoặc không đúng cách, bệnh nhân suy đa tạng có thể phải đối mặt với những hậu quả nặng nề.
Biện pháp chẩn đoán suy đa tạng
Để chẩn đoán chính xác hội chứng suy đa tạng, bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả triệu chứng lâm sàng cũng như kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng.
Chẩn đoán xác định
Người bệnh được kết luận mắc phải hội chứng suy đa tạng nếu có đồng thời 2 đặc điểm sau:
- Bảng điểm SOFA trên 3 điểm, tăng ít nhất 1 điểm so với lúc nhập viện và có ít nhất 2 tạng bị suy trong vòng 24 giờ.
- Có nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc xảy ra sốc nhiễm khuẩn.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt được rằng tình trạng suy đa tạng có liên quan hoặc không liên quan đến nhiễm khuẩn. Đây là dấu hiệu rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán mức độ
Thang điểm SOFA cũng được sử dụng nhằm mục đích đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng suy đa tạng. Hơn nữa, có thể nhận biết đơn giản thông qua triệu chứng của suy đa tạng có xu hướng nghiêm trọng hơn, mức độ suy giảm chức năng của các hệ cơ quan cũng như mức độ nguy hiểm tăng dần.
Bên cạnh đó, bác sĩ cần kiểm tra thêm về số lượng cơ quan trong cơ thể bị suy giảm chức năng, nồng độ lactat trong máu và tình trạng huyết áp hạ không đáp ứng với thuốc vận mạch.
Suy đa tạng không chỉ là tình trạng sức khỏe có diễn biến phức tạp mà việc chẩn đoán cũng gặp không ít khó khăn. Vậy suy đa tạng có chữa được không?
Tìm hiểu thêm: Liệu pháp insulin tích cực là gì? Những điều cần biết về liệu pháp này
Suy đa tạng có chữa được không?
Suy đa tạng có chữa được không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Câu trả lời câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào số lượng cơ quan bị suy cũng như mức độ tổn thương mà bệnh gây ra.
Theo đó, phác đồ điều trị cho bệnh nhân suy đa tạng cần hướng đến những mục tiêu như sau:
- Điều trị nguyên nhân;
- Điều trị nhằm kiểm soát tình trạng viêm nhiễm toàn thân;
- Kiểm soát tình trạng rối loạn chức năng các cơ quan;
- Ngăn chặn cơ quan khác tiếp tục bị tổn thương.
Cụ thể, phương pháp điều trị bệnh suy đa tạng sẽ được áp dụng như sau:
Điều trị dự phòng
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dự phòng biến chứng của chứng suy đa tạng bằng cách mổ dẫn lưu và cắt lọc những mô bị hoại tử ở cơ quan bị ảnh hưởng nhằm kiểm soát ổ nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được cung cấp oxy đầy đủ, theo dõi hồi sức, ngăn ngừa và kiểm soát kịp thời nếu xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được cung cấp dinh dưỡng thông qua đường tiêu hoá (nếu chức năng tiêu hoá không bị ảnh hưởng) hoặc đường truyền tĩnh mạch.
Điều trị tại cơ quan bị suy chức năng
Ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng hệ thần kinh trung ương, phác đồ điều trị hướng tới mục tiêu hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng như hạ huyết áp, rối loạn cân bằng điện giải, giảm hoặc tăng đường huyết quá…
Ở bệnh nhân suy giảm chức năng tim mạch, phác đồ điều trị bao gồm điều chỉnh thiếu máu, tối ưu hóa cung cấp oxy, ổn định huyết động học, điều trị nhiễm khuẩn, giảm đau, lọc sạch vết thương, dẫn lưu ổ áp xe, kiểm soát thân nhiệt…
Ở bệnh nhân suy giảm chức năng huyết học, việc điều trị cần duy trì ổn định nồng độ hemoglobin trong máu, cung cấp đủ oxy đến mô và dự phòng tình trạng thuyên tắc mạch do huyết khối.
Ở bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp, phác đồ điều trị hướng đến việc thông khí cơ học nhằm đảm bảo khả năng trao đổi khí ở người bệnh, phục hồi vị trí phổi bị xẹp và đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.
Ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, phác đồ điều trị nhằm mục đích phòng ngừa mất nước, lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp, điều trị thiểu niệu hoặc vô niệu…
Bên cạnh đó, suy đa tạng trong trường hợp sốc nhiễm khuẩn thì cần điều trị kết hợp bằng 2 phương pháp đặc hiệu là phương thức hoạt hoá protein C và Hydrocortisone liều thấp.
>>>>>Xem thêm: Người đang bị ho ăn tôm được không? Chế độ ăn cho người bị ho
Tóm lại, suy đa tạng là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng diễn ra khi các cơ quan trong cơ thể dần dần bị suy giảm chức năng. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, sức khỏe của bệnh nhân suy đa tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi suy đa tạng có chữa được không?