Sưng nướu răng hàm dưới là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều người trong mọi lứa tuổi, khiến cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn.
Bạn đang đọc: Sưng nướu răng hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng bị sưng nướu răng hàm dưới, tiềm ẩn theo đó là một vấn đề về sức khỏe răng miệng và thường là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Một trong những yếu tố chính gây nên triệu chứng sưng nướu răng là do vệ sinh răng miệng không chuẩn.
Contents
Nguyên nhân sưng nướu răng hàm dưới
Một số nguyên nhân làm sưng nướu răng thường gặp có thể kể đến như:
Sâu răng hàm
Việc sưng nướu răng hàm dưới có thể là nguyên nhân do bệnh sâu răng hàm. Răng hàm là các răng nằm ở vị trí cận cùng của hàm, có bề mặt rộng và những rãnh nhỏ giúp hỗ trợ chia nhỏ thức ăn, trước khi bạn nuốt xuống dạ dày. Chính vì vị trí và cấu trúc này, răng hàm thường có nguy cơ mắc sâu răng cao hơn răng khác. Do việc vệ sinh và làm sạch răng hàm tương đối phức tạp hơn.
Sâu răng cũng làm sưng chân răng hàm dưới, do vi khuẩn tại vùng này tấn công lan sang các mô nướu xung quanh, khiến tình trạng viêm sưng nặng hơn.
Vệ sinh răng miệng không sạch
Một vài người thường có thái độ lơ là, không chú trọng trong việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt thời điểm trước khi đi ngủ. Trong các bữa ăn hằng ngày, thức ăn có thể dễ dàng bám vào trong các kẽ răng và gây khó khăn trong quá trình vệ sinh.
Nếu răng miệng không được chăm sóc đúng cách sau bữa ăn, những mảng thức ăn còn sót lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập sâu vào trong chân răng và nướu. Quá trình này gây ra viêm nhiễm, có kèm sưng đau và nguy cơ dẫn đến sưng nướu răng hàm dưới có mủ.
Răng khôn mọc lệch
Sự xuất hiện của răng khôn mọc không đúng vị trí, cũng có thể là nguyên nhân gây ra sưng nướu răng hàm dưới. Răng khôn còn được gọi là răng số 8, nằm ở vị trí cuối cùng trong hàm răng. Khi răng khôn mọc lệch, gây ra cảm giác sưng đỏ, đau đớn rất khó chịu, nhất là khi mọc răng khôn ở hàm dưới.
Nhiều người khi mọc răng khôn, phải chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài. Trong một số trường hợp răng khôn mọc lệch, sai vị trí có thể làm cho cơ thể bị sốt cao, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cuộc sống thường nhật.
Điều trị sưng nướu răng hàm dưới
Để xác định nguyên nhân chính xác gây ra sưng nướu răng hàm dưới, việc bạn chủ động tìm kiếm và lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín, để đến thăm khám là rất quan trọng. Tùy vào tình trạng sưng nướu răng cụ thể, các nha sĩ có thể đề xuất một trong các phương án chữa trị sau:
Loại bỏ mảng bám định kỳ
Mảng bám vào răng (gồm vôi răng hoặc cao răng) là nguyên nhân chính gây ra sưng nướu. Loại bỏ mảng bám này là biện pháp đầu tiên và dễ dàng nhất, để cải thiện tình trạng cho bạn. Hiện nay, các nha sĩ thường sẽ thực hiện việc cạo vôi răng bằng phương pháp dùng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám hơn 90%. Mức chi phí cho dịch vụ này ở mức vừa phải, thường sẽ dao động trong khoảng từ 250.000đ đến 350.000đ, tùy thuộc vào mức độ của mảng bám.
Điều trị sâu răng
Trong trường hợp bạn bị sâu răng nhẹ, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện loại bỏ chỗ sâu, làm sạch và cuối cùng là trám lại bằng Composite. Chi phí cho dịch vụ này thường dao động từ 300.000đ đến 450.000đ cho mỗi răng, phụ thuộc vào mức độ nặng của vết sâu.
Gỡ bỏ răng khôn
Răng khôn hay răng số 8, thường không đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nghiền thức ăn. Việc răng khôn mọc lên thường gây sưng đau, vì vậy việc nhổ bỏ đi là điều cần thiết và phổ biến.
Đặc biệt hơn, đối với những trường hợp răng khôn mọc ngầm trong nướu hoặc mọc ngang. Việc nhổ bỏ răng khôn nên được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm và tay nghề cao, cùng với đó là trang thiết bị hiện đại, nhằm đảm bảo quá trình này diễn ra nhẹ nhàng không gây đau.
Cách chăm sóc vùng bị sưng nướu răng hàm dưới
Việc chăm sóc vùng sưng nướu răng hàm dưới đúng cách, không chỉ giúp giảm triệu chứng cơn đau khó chịu, mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Để phòng ngừa việc xuất hiện mủ quanh chân răng, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn chăm sóc răng miệng dưới đây:
- Đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là trước lúc đi ngủ, ít nhất 2 lần một ngày. Sử dụng các loại kem đánh răng chứa Vitamin E và kẽm, giúp bảo vệ nướu răng một cách hiệu quả hơn.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, để làm sạch thức ăn hay mảng bám ở các kẽ răng mà bàn chải khó tiếp cận. Việc dùng các loại chỉ nha khoa mỏng nhẹ, sẽ không gây tổn thương cho nướu, đồng thời an toàn hơn so với việc dùng tăm tre thông thường.
- Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng, giúp giữ cho hơi thở thơm tho và loại bỏ vi khuẩn còn lại trong khoang miệng.
- Nên sử dụng dao cạo lưỡi để loại bỏ rêu lưỡi, giúp giảm tình trạng hôi miệng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Tích cực bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin E, vitamin D và vitamin C. Điều này giúp giữ cho răng và nướu luôn khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng sau khi bị viêm răng hoặc viêm lợi.
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đường tinh luyện và acid, vì chúng có thể làm bào mòn men răng, cũng như gây viêm sưng nướu.
Tìm hiểu thêm: Có nên uống kẽm và vitamin E cùng lúc không?
Giảm đau sưng nướu răng hàm dưới tại nhà
Nếu bạn chưa sắp xếp được thời gian để đến nha khoa, có thể áp dụng các cách đơn giản sau đây, để giảm bớt phần sưng nướu răng hàm dưới. Những biện pháp này bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng, có bỏ thêm vài lát chanh.
- Áp dụng chườm đá lạnh ở vùng bên ngoài má, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp sưng nướu do viêm lợi hoặc do mọc răng khôn.
- Ngậm nước sắc từ lá bạc hà, lá trầu không hoặc ngậm bông có tẩm tinh dầu dược liệu đinh hương.
Bên cạnh đó, để giúp bảo vệ và phòng ngừa sưng nướu răng hàm dưới, bạn có thể áp dụng một vài hướng dẫn dưới đây:
- Chăm sóc răng miệng thật kỹ, bằng cách đánh răng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm và nên là đầu bàn chải tròn, giúp tăng cường khả năng làm sạch răng miệng.
- Hạn chế tiêu thụ thức uống có cồn và các thực phẩm nhiều đường. Bởi những thành phần này có thể làm khô miệng và gây kích ứng lợi.
- Định kỳ đi thăm khám – kiểm tra sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng.
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn
Vậy là bạn đã biết được nguyên nhân và cách chăm sóc răng miệng khi bị sưng nướu răng hàm dưới. Việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe răng miệng, thông qua việc tuân thủ các biện pháp được liệt kê phía trên, giúp giữ cho mô nướu răng hàm dưới luôn khỏe mạnh, phòng ngừa biến chứng bị sưng chân răng có mủ.