Không ít người bệnh bị sốt xuất huyết thường kiêng tắm gội để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Quan điểm này đúng hay là sai? Bệnh nhân sốt xuất huyết có tắm được không? Người bệnh cần lưu ý những gì?
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết có tắm được không? Lưu ý cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng vào mùa mưa và có nguy cơ cao phát triển thành dịch bệnh. Việc chăm sóc người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được chăm sóc đúng cách và cẩn thận để mau lành bệnh cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Vậy người bị sốt xuất huyết có tắm được không?
Contents
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề sốt xuất huyết có tắm được không, bạn đọc cần nắm được các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết để phát hiện sớm bệnh và phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra do chăm sóc không đúng cách.
Theo đó, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường rất đa dạng theo các giai đoạn khác nhau của bệnh.
Giai đoạn đầu, bệnh thường không biểu hiện rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với một bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Có thể nhận biết bệnh sốt xuất huyết thông qua một số đặc điểm như sau:
- Sốt cao trên 39 độ C liên tục từ 2 – 3 ngày hoặc kéo dài hơn và uống thuốc hạ sốt không có tác dụng.
- Người bệnh thấy buồn nôn, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi.
- Đau đầu và đau nhức hốc mắt.
- Đau nhức các khớp khiến toàn thân uể oải, rã rời.
- Nổi mẩn đỏ và phát ban trên da từ nhẹ đến nặng, gây ngứa ngáy toàn thân.
- Xuất huyết ở nhiều vị trí như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, đi phân kèm máu hoặc phân đen…
Những dấu hiệu trên là các triệu chứng điển hình mà hầu hết người mắc bệnh sốt xuất huyết đều gặp phải. Bên cạnh đó, cũng có những bệnh nhân bị sốt xuất huyết không xuất hiện triệu chứng nào và bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh diễn biến một cách âm thầm, sau đó tiến triển đột ngột với những biến chứng nặng nề.
Vì vậy, dù trong bất kỳ trường hợp nào, ngay khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp, an toàn nhất. Vậy bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết có tắm được không?
Người mắc bệnh sốt xuất huyết có tắm được không?
Hiện nay, các ca bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Vì thế, mỗi người cần phải cập nhật những kiến thức cơ bản về bệnh sốt xuất huyết để có thể phòng tránh cũng như chăm sóc đúng cách nếu không may mắc phải bệnh lý này.
Sốt xuất huyết có tắm được không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng. Một số người vì quá lo lắng nên chỉ lau qua người bằng nước ấm mà không tắm rửa sạch sẽ. Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh, các bậc phụ huynh cũng không dám tắm cho con vì lo ngại bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể tắm rửa bình thường mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Không tắm hoặc ngâm nước quá lâu.
- Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để tắm, thay vào đó hãy tắm bằng nước ấm.
- Trong trường hợp gội đầu, cần sấy khô tóc ngay sau đó, tránh để tóc ẩm ướt quá lâu khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị hạ tiểu cầu, không được kỳ cọ hay chà sát cơ thể quá mạnh khi tắm để phòng ngừa nguy cơ xuất huyết dưới da.
Tình trạng hạ tiểu cầu có thể xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất hiện các đốm xuất huyết hay vết bầm tím trên da… Vì vậy, khi tắm có thể gây ra tình trạng giãn mao mạch máu và khiến người bệnh gặp nguy hiểm.
Đối với những trường hợp bị hạ tiểu cầu, bệnh nhân chỉ nên lau người bằng nước ấm. Nếu bắt buộc phải tắm thì cần tắm nhanh bằng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Bởi khi tắm bằng nước lạnh, các mạch máu dưới da co lại và mạch nội tạng sẽ giãn ra, làm tăng nguy cơ tử vong.
Vì vậy, để quyết định xem bệnh nhân sốt xuất huyết có tắm được không sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ của bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần đảm bảo đúng theo những nguyên tắc trên để đảm bảo an toàn.
Một số quan niệm sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết lâu khỏi
Bên cạnh những quan điểm không đúng về việc tắm rửa khi mắc bệnh sốt xuất huyết, nhiều người bệnh cũng thường mắc phải một số sai lầm sau đây khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể là:
- Tâm lý chủ quan: Người bệnh có thái độ chủ quan và không đi thăm khám vì triệu chứng của bệnh rất nhẹ. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán, hướng dẫn chăm sóc và theo dõi đúng cách cho dù biểu hiện của bệnh không quá nghiêm trọng. Nếu bệnh tiến triển nặng mà không được xử trí kịp thời thì người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng, tổn thương não, thậm chí là tử vong.
- Hết sốt là hết bệnh: Nhiều người cho rằng khi đã hết sốt đồng nghĩa với việc bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, hết sốt chính là giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, bởi lúc này tiểu cầu có thể bị giảm và gây ra tình trạng xuất huyết. Vì thế, đây chính là giai đoạn mà bệnh nhân cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận từng thay đổi nhỏ trên cơ thể để được xử trí kịp thời.
- Bệnh sốt xuất huyết chỉ mắc 1 lần trong đời: Virus Dengue là nguyên nhân chính gây bệnh. Trong khi đó, loại virus này có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Do vậy, sau khi bị bệnh sốt xuất huyết với chủng DEN-1 thì người bệnh vẫn có thể mắc bệnh với 3 chủng còn lại. Vì thế, mỗi người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
Tìm hiểu thêm: Say bột ngọt uống gì? Những cách xử lý tình trạng say bột ngọt hiệu quả
Một số lưu ý cần biết
Bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, cụ thể là:
- Người bệnh nên được nghỉ ngơi tại giường: Không nên để bệnh nhân di chuyển một mình nếu có dấu hiệu bị choáng và quá mệt mỏi để tránh bị té ngã.
- Cung cấp đủ nước và chất điện giải: Khi bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước và điện giải. Do đó, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ nước và điện giải bằng nước cam, nước dừa, cháo loãng, Oresol,… và uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạ sốt bằng Paracetamol: Nếu người bệnh bị sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) có thể dùng khăn ấm lau người, đắp khăn ấm ở vùng nách, bẹn để hạ sốt. Tuy nhiên, với trường hợp sốt cao (trên 38,5 độ C) thì có thể cho người bệnh dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, uống cách 4 – 6 tiếng/lần. Hạ sốt bằng Paracetamol cần sử dụng theo đúng liều lượng được tính theo cân nặng. Người bệnh nên tránh dùng một số loại thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng xuất huyết như aspirin, ibuprofen…
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh: Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với một chế độ ăn hợp lý. Nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn quá nhiều trong một bữa để tránh cảm giác chán ăn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, hiệu quả hơn. Lưu ý, nên ưu tiên các món ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp hay món hầm…
- Theo dõi chặt chẽ sức khỏe của người bệnh để có thể nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cho thấy bệnh đang chuyển biến nặng hơn và đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Tuyệt đối không cho người bệnh tắm bằng nước lạnh. Tắm bằng nước nóng, không kỳ cọ quá mạnh và tắm quá lâu.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ cho dù người bệnh đã cắt cơn sốt.
>>>>>Xem thêm: Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?
Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết và giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết có tắm được không. Bệnh sốt xuất huyết cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Người bệnh cũng cần được chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để mau phục hồi sức khỏe.