Sinh ba và những điều cần biết

Sinh ba là điều mà nhiều gia đình mong ước. Tuy nhiên đây cũng là điều gây nhiều lo lắng, đắn đo về sức khỏe của mẹ bầu. Sinh ba có tỷ lệ tự nhiên không cao và một số trường hợp có khả năng sinh ba cao hơn hẳn.

Bạn đang đọc: Sinh ba và những điều cần biết

Hiện tượng sinh ba trong tự nhiên không phổ biến bằng sinh đôi nhưng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Nếu bạn muốn biết thêm về sinh ba cũng như một số thông tin về sinh ba, hãy tham khảo ngay bài viết này từ KenShin.

Tìm hiểu về hiện tượng sinh ba

Hiện tượng sinh ba là một dạng mang đa thai, khi này, mẹ bầu mang thai 3 phôi cùng một lúc. Sinh ba khá hiếm gặp và thường thấy nhất ở các trường hợp vợ chồng thực hiện phương pháp hỗ trợ mang thai có can thiệp như thụ tinh ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo,… Cũng giống với sinh đôi, sinh ba gồm 2 dạng là sinh ba cùng trứng và sinh ba khác trứng.

  • Sinh ba cùng trứng là hiện tượng 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng sau đó hợp tử tạo thành tự phân chia thành 3 hợp tử riêng biệt hoặc trường hợp khác là hợp tử phân chia thành 2 hợp tử khác nhau và 1 trong 2 hợp tự này phân chia một lần nữa.
  • Sinh ba khác trứng là hiện tượng 3 trứng rụng cùng lúc và kết hợp với 3 tinh trùng.

Sinh ba và những điều cần biết

Sinh ba có thể cùng trứng, khác trứng hoặc vừa cùng trứng vừa khác trứng

Ngoài 2 trường hợp phổ biến nêu trên, sinh ba còn có thể có 1 cặp cùng trứng (trứng tách làm 2) và 1 bé khác trứng. Tuy nhiên hiện tượng này khá hiếm gặp và tỷ lệ rất thấp. Thai nhi cùng trứng có đặc điểm ngoại hình giống nhau đến 99% và có cùng 1 bộ gen di truyền.

Trong khi đó, sinh ba khác trứng có thể giống hoặc khác nhau về ngoại hình tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tỷ lệ sinh ba khác trứng chỉ khoảng 1/4000 ca sinh nở và sinh ba cùng trứng có tỷ lệ khoảng 1/6 ca sinh ba tự nhiên.

Yếu tố nào tăng khả năng sinh ba?

Không phải ai cũng có khả năng mang thai và sinh ba như nhau. Dựa trên nhiều báo cáo khoa học và các nghiên cứu uy tín, trường hợp thai phụ sinh ba dựa trên nhiều yếu tố.

Theo đó, phụ nữ càng lớn tuổi sẽ có khả năng sinh ba càng cao. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do khi lớn tuổi, chất lượng trứng suy giảm và số lượng trứng rụng mỗi lần cũng kém ổn định, chức năng của buồng trứng cũng giảm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh ba cũng cao hơn ở các trường hợp như:

  • Phụ nữ trên 30 tuổi tỷ lệ mang thai và sinh ba cao hơn các trường hợp mang thai ở độ tuổi thấp hơn.
  • Người có chế độ ăn kiêng và bổ sung nhiều sữa hoặc sản phẩm từ sữa và khoai lang.
  • Phụ nữ gốc Châu Phi khả năng sinh ba cao hơn.
  • Có khoảng 85% trường hợp sinh ba là do can thiệp y tế như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm,…
  • Phụ nữ có tiền sử sử dụng các phương pháp tránh thai nhân tạo dễ sinh ba hơn.
  • Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng lớn đến việc sinh ba.

Tìm hiểu thêm: Medrol là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Medrol

Sinh ba và những điều cần biết
Phụ nữ mang thai khi ngoài 30 tuổi có khả năng sinh ba cao hơn

Nên làm gì để tăng cơ hội mang thai ba thành công?

Sinh ba với nhiều người là nỗi lo lắng về mặt sức khỏe, khả năng nuôi dưỡng vì đã có 1 – 2 con trước đó. Tuy nhiên, với người chưa sinh lần nào hoặc người thích gia đình đông con lại cực kỳ mong muốn sinh ba.

Tiền sử gia đình có người sinh ba hoặc có người gặp hiện tượng siêu rụng trứng, mỗi lần rụng nhiều hơn 1 trứng có thể tăng khả năng sinh ba ở các thế hệ sau. Chính vì vậy nếu người thân, bố mẹ,… bạn từng sinh ba, sinh đôi,… thì bạn cũng có khả năng cao hơn trong việc mang thai ba đấy.

Để có thể sinh ba, ngoài việc can thiệp bằng các phương pháp thụ tinh nhân tạo thì bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo nhỏ dân gian để tăng khả năng mang thai và sinh ba thành công, cụ thể như:

  • Bổ sung thêm nhiều sữa, chế phẩm làm từ sữa và khoai lang trong chế độ ăn uống.
  • Ăn thêm các thực phẩm được chứng minh có khả năng kích thích sản sinh hormone progesterone nhiều hơn như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, thịt gà, trứng và các loại ngũ cốc.
  • Nếu bạn từng có tiền sử sinh đôi, sinh ba thì khả năng mang thai ba ở lần tiếp theo cũng sẽ cao hơn.
  • Nên bỏ thuốc lá, tránh uống rượu bia quá thường xuyên.
  • Bổ sung axit folic hàng ngày qua thực phẩm cũng là cách để dễ sinh ba hơn.
  • Ngưng các biện pháp tránh thai nội tiết tố như thuốc tránh thai hàng ngày, que cấy tránh thai,…
  • Sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo,… vì khả năng sinh ba thành công lên đến 85%.

Sinh ba có gây biến chứng không?

Sinh ba là điều mà nhiều gia đình, vợ chồng mong muốn nhưng bên cạnh đó, vấn đề biến chứng, sức khỏe cũng khiến nhiều người không khỏi lo lắng, nhất là với bà bầu sinh ba ngay trong lần mang thai đầu.

Các nhà khoa học chứng minh, sinh ba có nguy cơ biến chứng cao hơn rất nhiều so với sinh 1 bé và sinh đôi. Chính vì vậy, đa số các trường hợp sinh ba đều được bác sĩ khuyến cáo về nguy cơ rủi ro và thăm khám thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện và khắc phục vấn đề trong suốt thời gian mang thai.

Biến chứng mang thai ba ở mẹ bầu:

  • Tình trạng ốm nghén nặng và ốm nghén kéo dài.
  • Thường xuyên bị ợ nóng.
  • Huyết áp của mẹ bầu luôn ở mức cao hơn thông thường.
  • Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi.
  • Nguy cơ tiền sản giật cao hơn.
  • Khả năng chuyển dạ sớm.
  • Nhau tiền đạo.
  • Tiểu đường thai kỳ khi mang thai ba.
  • Nước ối có quá nhiều trong nhau thai.
  • Nguy cơ sẩy thai cũng cao hơn các ca mang thai thông thường.
  • Mẹ bầu thường xuyên bị khó thở do kích thước thai nhi lớn.
  • Xuất huyết trong và sau khi sinh ba.
  • Khó khăn trong quá trình nuôi con vì khó cho cả 3 bé bú cùng lúc.

Sinh ba và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ thiếu máu

Mang thai 3 khiến mẹ bầu dễ gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ

Biến chứng mang thai và sinh ba ở trẻ:

  • Thai nhi ngày một lớn và chèn ép nhau.
  • Dễ dẫn đến phát triển bất thường ở thai nhi.
  • Nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi cao hơn.
  • Thai nhi sinh ba dễ mắc hội chứng Down.
  • Tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ba cũng cao hơn.
  • Dễ sinh non.
  • Cân nặng của trẻ sơ sinh thấp, do sinh ba và hoặc do sinh non.
  • Nguy cơ bé bị nhiễm trùng tăng.
  • Hội chứng truyền máu thai nhi cao ở các ca sinh ba.
  • Tỷ lệ bại não tăng.
  • Trẻ có thể bị chậm trong năng lực giao tiếp xã hội, năng lực nhận thức vấn đề, chậm nói,…

Sinh ba tuy rất may mắn vì được chào đón cả 3 thiên thần cùng lúc nhưng mẹ bầu nên cân nhắc vấn đề sức khỏe của bản thân và cả thai nhi, tránh trường hợp sinh ba dẫn đến biến chứng không tốt cho cả mẹ và bé. Các mẹ bầu muốn sinh ba bằng thụ tinh nhân tạo cũng nên thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *