Hiện nay, ung thư dạ dày là căn bệnh rất phổ biến với hơn 75% trường hợp xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên. Điều này cho thấy việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng cấp thiết. Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Siêu âm là gì? Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?
Siêu âm dạ dày là phương pháp cận lâm sàng giúp khảo sát, đánh giá được những bất thường thời gian thực bên trong dạ dày của một người. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này vừa an toàn, chi phí thấp, vừa cho kết quả nhanh chóng nhưng việc siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không thì đây không phải là biện pháp xác định tối ưu mà chỉ chẩn đoán hình ảnh mang tính định hướng ban đầu.
Contents
Tổng quan về phương pháp siêu âm
Siêu âm là phương pháp cận lâm sàng được dùng phổ biến vào trong chẩn đoán y tế. Phương pháp này sử dụng ưu điểm của sóng âm thanh tần số cao, truyền hình ảnh về màn hình máy tính cho thấy sự phức tạp cấu trúc bên trong của các cơ quan trong hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, sản phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp,…, từ đó cho phép các bác sĩ có thể xác định vô số tình trạng bệnh lý khác nhau.
Để tiến hành siêu âm, các bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò siêu âm chuyên dụng có khả năng kép phát ra sóng siêu âm và nhận tín hiệu, bôi một lớp gel mỏng lên vùng da bên ngoài cơ quan cần đánh giá. Sau đó bác sĩ sẽ ấn đầu dò siêu âm di chuyển nhẹ nhàng trên da để tiến hành khảo sát tỉ mỉ các cơ quan nội tạng. Những hình ảnh thu nhận về sẽ được chiếu lên màn hình để các bác sĩ có thể quan sát, kịp thời phát hiện những điểm bất thường.
Hiện nay, kỹ thuật siêu âm khá đa dạng với các loại hình sau:
- Siêu âm 2D là kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay;
- Siêu âm 3D và 4D thường được sử dụng trong siêu âm hình ảnh thai nhi.
- Siêu âm Doppler chủ yếu được ứng dụng trong kiểm tra tim và mạch máu;
- Siêu âm đàn hồi ứng dụng trong đánh giá mức độ xơ hóa và độ cứng của các cơ quan quan trọng như gan, tuyến giáp và tuyến vú;
- Siêu âm qua âm đạo mang lại độ chính xác cao trong chẩn đoán các bệnh sản phụ khoa;
- Siêu âm nội soi là phương pháp đột phá trong chẩn đoán và can thiệp các tổn thương đường tiêu hóa và các cơ quan khác trong ổ bụng với khả năng xâm lấn tối thiểu.
Siêu âm dạ dày có đau không? Đối tượng nào cần siêu âm dạ dày?
Đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Do đó, có rất nhiều câu hỏi quan tâm liên quan đến bệnh đau dạ dày, điển hình như siêu âm dạ dày có đau không, ai cần siêu âm dạ dày hay siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không,…
Như đã đề cập bên trên, siêu âm là phương pháp không xâm lấn, không có biến chứng nên không gây đau cho người bệnh khi tiến hành siêu âm dạ dày. Quy trình siêu âm khá đơn giản, bác sĩ chỉ cần di chuyển đầu dò tiếp xúc nhẹ nhàng với da bụng để khảo sát cấu trúc cơ quan bên trong nên bệnh nhân đi siêu âm dạ dày có thể về ngay mà không cần phải nằm lại viện.
Dưới đây là những đối tượng được khuyến cáo nên đi siêu âm dạ dày:
Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
Những người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng thường xuyên, ợ hơi và khó tiêu cần siêu âm dạ dày để bác sĩ đánh giá sức khỏe bên trong cơ quan này.
Trường hợp khẩn cấp về đường tiêu hóa
Bệnh nhân đang bị tình trạng chảy máu dạ dày, nôn ra máu hoặc đau bụng dữ dội cần nhanh chóng tiến hành siêu âm dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân, can thiệp kịp thời.
Viêm dạ dày, thực quản
Đối với những người đang chống lại bệnh viêm dạ dày và viêm thực quản mức độ nặng, siêu âm dạ dày cung cấp những thông tin có giá trị về tổng quan tình hình bệnh, giúp việc điều trị có mục tiêu.
Nghi ngờ dị vật hoặc khối u
Khi bác sĩ nghi ngờ có vật lạ hoặc sự hiện diện tiềm ẩn của khối u trong dạ dày sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm dạ dày để giải đáp nghi ngờ thông qua hình ảnh cụ thể, từ đó sẽ có các quyết định sáng suốt.
Dị tật bẩm sinh
Những người bị dị tật bẩm sinh ở dạ dày và tá tràng nhờ tính chất không xâm lấn của phương pháp siêu âm dạ dày mà vừa cho phép bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh vừa không gây thêm khó chịu.
Thay thế nội soi dạ dày
Đối với những người không thể nội soi dạ dày, siêu âm dạ dày trở thành một giải pháp thay thế khả thi.
Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?
Có thể nói, việc phát hiện sớm ung thư dạ dày có ý nghĩa rất quan trọng, giúp điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ tái phát, di căn xa; đồng thời giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm có phát hiện sa tử cung không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, siêu âm không phải là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định ung thư dạ dày. Mặt khác, dạ dày là tạng rỗng nên siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không thì việc này rất khó khăn, đặc biệt là những tổn thương nhỏ, mới hình thành. Mặc dù vậy, siêu âm vẫn là phương pháp giúp mang lại những giá trị nhất định đối với bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. Cụ thể:
Phát hiện tổn thương
Siêu âm qua thành bụng có khả năng giúp xác định các tổn thương ở cơ quan dạ dày, đặc biệt là khi các khối u kích thước lớn có các đặc điểm biểu hiện cho bệnh lý ác tính.
Giúp đánh giá có hay không có hạch
Các tổn thương nghi ngờ được phát hiện qua siêu âm đóng vai trò là dấu hiệu quan trọng cho bác sĩ, căn cứ trên đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm bổ sung như nội soi và sinh thiết để xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán ung thư dạ dày.
Đánh giá mức độ lan truyền
Ngoài tổn thương ban đầu, siêu âm còn hỗ trợ đánh giá các hạch bạch huyết khu vực để tìm dấu hiệu nghi ngờ. Siêu âm đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện di căn xa ở những bệnh nhân được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Chẩn đoán nhanh các biến chứng
Siêu âm còn giúp chẩn đoán nhanh chóng các biến chứng liên quan đến ung thư dạ dày, bao gồm tắc nghẽn và bán tắc nghẽn đường ruột. Việc đánh giá nhanh chóng này cho phép can thiệp và kiểm soát bệnh kịp thời.
Siêu âm nội soi
Loại hình siêu âm truyền thống thể hiện sự hạn chế trong việc phát hiện ung thư dạ dày thì siêu âm nội soi là một kỹ thuật vượt trội trong việc đánh giá ung thư dạ dày, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
Trước khi siêu âm dạ dày cần nhịn ăn không?
Khi siêu âm dạ dày, bệnh nhân cần biết một số điều lưu ý sau đây để việc siêu âm diễn ra được nhanh chóng và mang lại kết quả chính xác nhất.
Siêu âm dạ dày thường được bác sĩ hẹn tiến hành vào buổi sáng bởi qua một đêm, dạ dày của bạn đã trải qua một thời gian nghỉ ngơi, tình trạng trống rỗng vào buổi sáng tạo điều kiện tối ưu để bác sĩ kiểm tra rõ ràng, kỹ lưỡng. Nếu bạn siêu âm khi đã ăn sáng, dạ dày sẽ chứa đầy thức ăn khiến bác sĩ khó quan sát bề mặt niêm mạc, tổn thương hoặc khối u.
Để tối đa hóa độ chính xác của kết quả siêu âm, bệnh nhân nên nhịn ăn trong thời gian từ 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện siêu âm.
Bên cạnh nhịn ăn, bệnh nhân cần uống nhiều nước để giúp dạ dày mềm đi, giảm thiểu các cơn co thắt mạnh có thể cản trở quá trình siêu âm.
Ngoài ra, khi đi siêu âm, bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi để vừa giúp bản thân được thoải mái khi siêu âm vừa giúp quy trình siêu âm diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Phụ nữ ăn đồ ngọt có giảm đau bụng kinh không?
Tóm lại, ung thư dạ dày là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc khác nhau ở từng khu vực. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân nên chú ý khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, nâng cao khả năng điều trị thành công, giảm nguy cơ tử vong. Nếu thắc mắc siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không thì bạn nên biết rằng kỹ thuật y khoa này có thể góp phần chẩn đoán và theo dõi bệnh ung thư dạ dày nhưng nó không đưa ra được kết quả chính xác một người có hay không có mắc ung thư dạ dày. Những hình ảnh siêu âm ung thư dạ dày chỉ thể hiện rõ trong trường hợp bạn bị khối u dạ dày kích thước lớn hay phì đại hạch ổ bụng thôi bạn nhé.