Say rượu nôn uống gì để cơ thể phục hồi tốt hơn? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi uống quá nhiều rượu cơ thể chúng ta sẽ vô cùng mệt mỏi, bao gồm cả tình trạng nôn mửa. Sự xuất hiện của hiện tượng này chủ yếu do cơ thể phản ứng với việc dư thừa độc tố từ rượu. Vậy say rượu nôn uống gì?

Bạn đang đọc: Say rượu nôn uống gì để cơ thể phục hồi tốt hơn? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Rượu là thực phẩm có hại cho sức khỏe, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng ta không thể từ chối uống rượu. Khi tiêu thụ quá nhiều rượu, cơ thể tự phản ứng bằng cách nôn nhằm loại bỏ chất ra ngoài. Do đó, thay vì cố gắng ngăn chặn việc nôn mửa chúng ta nên bổ sung nhiều nước, điện giải, năng lượng để hỗ trợ cho cơ thể phục hồi tốt hơn. Bài viết dưới đây của KenShin sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin về vấn đề say rượu nôn uống gì?

Tại sao uống nhiều rượu lại gây nôn mửa?

Trước khi đi vào tìm hiểu say rượu nôn uống gì thì chúng ta cùng xem tại sao khi cơ thể nạp nhiều rượu lại gây ra tình trạng nôn mửa nhé. Nôn mửa là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại tác động của độc tố để bảo vệ cơ thể. Khi bạn uống rượu, cơ thể bắt đầu chuyển hóa nó thành acetaldehyde. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn bị nôn khi uống nhiều rượu:

  • Cơ thể không phản ứng kịp: Cơ thể thường sử dụng chất glutathione để trung hòa acetaldehyde khi lượng uống ở mức vừa đủ. Tuy nhiên, khi bạn tiêu thụ rượu ở mức cao, gan không sản xuất đủ lượng glutathione để xử lý acetaldehyde. Kết quả, cơ thể nhận ra sự không cân đối này và kích thích quá trình nôn mửa để loại bỏ chất độc hại.
  • Rượu cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày làm tăng nguy cơ nôn mửa: Bên cạnh việc tăng acetaldehyde, lượng cồn thừa còn có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến sự tăng chất axit và làm tăng cảm giác buồn nôn.
  • Tiếp xúc thường xuyên với lượng rượu lớn có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày: Người tiêu thụ rượu nhiều thường đối mặt với nguy cơ viêm dạ dày do rượu, điều này có thể gây ra các vấn đề như loét, buồn nôn, trào ngược axit. Bên cạnh đó, rượu mãn tính cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng và gắn liền với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như ung thư, tiểu đường, viêm tụy và xơ gan.
  • Ngộ độc rượu: Đây là một trạng thái có thể đe dọa tính mạng, xuất hiện khi một người tiêu thụ lượng rượu quá mức, khiến cho cơ thể không thể loại bỏ hết cồn trong máu. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như lú lẫn, co giật, nhịp tim chậm, khó thở, nhiệt độ cơ thể thấp. Ngộ độc rượu cũng có thể làm giảm phản xạ bịt miệng, khiến cho người bị nôn mửa mất khả năng tự bảo vệ trước sự xâm nhập của chất độc hại.

Say rượu nôn uống gì để cơ thể phục hồi tốt hơn? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi uống quá nhiều rượu cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là nôn mửa

Hậu quả của tình trạng nôn sau khi uống nhiều rượu

Cảm giác khó chịu, mệt mỏi là điều không tránh khỏi khi bạn trải qua tình trạng nôn sau khi uống rượu. Ngoài triệu chứng buồn nôn và cảm giác nôn mửa, bạn có thể phải đối mặt với những triệu chứng khác như đau nhức cơ và đau đầu. Bên cạnh đó, các biến chứng nguy hiểm khác cũng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Mất nước: Tình trạng này có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của cơ thể và thậm chí gây hại cho thận của bạn.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc thực quản: Sự ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc dạ dày hoặc thực quản có thể là một trong những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng nôn sau khi uống rượu.
  • Chảy máu đường tiêu hóa do kích thích hoặc rách niêm mạc thực quản: Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu trong hệ tiêu hóa do tác động của rượu gây kích thích hoặc gây tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Hít chất nôn vào phổi: Điều này có thể dẫn đến việc phát sinh viêm nhiễm trong phổi, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp sau một cơn nôn mạnh.

Say rượu nôn uống gì để cơ thể phục hồi tốt hơn? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nôn sau khi uống nhiều rượu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Say rượu nôn uống gì?

Hành vi nôn sau khi uống rượu là cách tự nhiên của cơ thể để loại bỏ chất độc hại. Thay vì cố gắng ngăn chặn hiện tượng này thì bạn nên hỗ trợ cơ thể để cảm thấy thoải mái hơn cho đến khi cơ thể loại bỏ hoàn toàn chất cồn. Vậy say rượu nôn uống gì? Dưới đây là một số biện pháp giảm buồn nôn sau khi say rượu mà bạn có thể áp dụng:

  • Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước điện giải để bổ sung nước: Khoảng 30 phút sau cơn nôn cuối cùng, hãy uống từng ngụm nhỏ các loại nước này để bù nước cho cơ thể.
  • Sử dụng ibuprofen để giảm đau: Say rượu nôn uống gì thì nhiều bác sĩ khuyến khích người bệnh nên sử dụng ibuprofen thay vì acetaminophen để giảm đau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ibuprofen có thể tạo cảm giác khó chịu cho niêm mạc dạ dày ở một số người.
  • Ăn từng miếng nhỏ thức ăn nhẹ: Bạn cũng nên ăn một chút đồ ăn nhẹ chẳng hạn như bánh quy giòn, bánh mì nướng hoặc nước sốt táo để duy trì năng lượng. Tuy nhiên, hãy đợi một khoảng thời gian sau khi bạn đã nôn để giảm khả năng kích thích phản xạ nôn trở lại.
  • Nghỉ ngơi đủ: Không chỉ quan tâm đến việc say rượu nôn uống gì mà lúc này bạn cũng cần phải nghỉ ngơi đầy đủ. Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm buồn nôn khi say rượu. Thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ đầy đủ có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn.
  • Cần cho dạ dày và cơ thể thời gian để nghỉ ngơi sau khi trải qua cơn nôn.

Tìm hiểu thêm: Nóng rát lưng sau khi chụp X-quang có sao không?

Say rượu nôn uống gì để cơ thể phục hồi tốt hơn? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Nhiều người thắc mắc say rượu nôn uống gì để giảm nôn?

Khi nào bạn cần thăm khám bác sĩ?

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề say rượu nôn uống gì? Vậy những trường hợp nào thì bạn cần phải đi gặp bác sĩ? Mặc dù các triệu chứng nôn sau khi uống rượu thường giảm đi trong khoảng 24 giờ nhưng nếu bạn thấy tình trạng của mình vẫn không cải thiện hoặc có dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng khác thì cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hãy đến cơ sở y tế để thăm khám nếu bạn trải qua những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Nôn mửa liên tục trong vòng hơn 24 giờ: Nếu bạn không thể kiểm soát tình trạng nôn mửa trong thời gian dài 24 giờ, đặc biệt là nếu nôn xảy ra liên tục và không giảm đi thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
  • Không thể nạp được thức ăn hay chất lỏng: Nếu cơ thể bạn không giữ được thức ăn hoặc chất lỏng thì điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước và kiệt sức.
  • Dấu hiệu cơ thể mất nước: Nếu bạn trải qua các biểu hiện như chóng mặt, nước tiểu sẫm màu hoặc không thể đi tiểu trong một khoảng thời gian thì đây chính là dấu hiệu của tình trạng mất nước cần được chú ý.
  • Thấy máu trong chất nôn: Nếu có máu trong chất nôn thì có thể đây là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Khó thở: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thở sau khi tiêu thụ rượu có thể là dấu hiệu của vấn đề hô hấp nên được kiểm tra ngay.
  • Có nhiệt độ lớn hơn 101,5 ° F: Nếu cơ thể bạn có nhiệt độ cao, đặc biệt là nếu nó vượt quá mức an toàn thì cần thăm bác sĩ để xác định nguyên nhân và đề xuất phương hướng điều trị phù hợp.

Say rượu nôn uống gì để cơ thể phục hồi tốt hơn? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

>>>>>Xem thêm: Khám thai tuần 22 cần thực hiện những xét nghiệm gì?

Nếu tình trạng nôn mửa diễn ra quá 24 giờ thì bạn cần đi thăm khám ngay

Như vậy qua bài viết trên KenShin đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin giải đáp cho thắc mắc say rượu nôn uống gì? Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình khi gặp phải trường hợp này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *