Tai biến mạch máu não luôn là nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt là những người có tiền sử tăng huyết áp. Khi mắc bệnh, tỷ lệ hồi phục bệnh hoàn toàn cũng như tỷ lệ sống đều không cao. Chính vì vậy, việc khám tầm soát tai biến mạch máu não là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu các phương pháp tầm soát bệnh qua bài viết dưới đây của KenShin nhé!
Bạn đang đọc: Phương pháp khám tầm soát tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể tàn tật vĩnh viễn thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, việc khám tầm soát tai biến mạch máu não được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những phương pháp tầm soát tai biến mạch máu não qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Tai biến mạch máu não là gì?
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp khám tầm soát tai biến mạch máu não, bạn cũng nên nắm được thế nào là tai biến mạch máu não?
Tai biến mạch máu não là hiện tượng máu lên não bị mất đột ngột hay chảy máu trong sọ não, từ đó gây chết các tế bào não. Điều này có thể gây nên các triệu chứng như liệt người, mất cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, nguy cơ gây tử vong cũng rất cao. Phần lớn bệnh nhân sau mắc tai biến mạch máu não sẽ khó điều trị, khả năng hồi phục chức năng không cao. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não thường sẽ trở thành gánh nặng về kinh tế đối với gia đình cũng như xã hội.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não từ nhẹ tới nặng:
- Người bệnh đột ngột có cảm giác tê hay yếu ở mặt, tay chân hay một nửa người.
- Xuất hiện dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ, lú lẫn, rối loạn thị giác, mất cảm giác.
- Ngoài ra, người bệnh có thể bị choáng, mất thăng bằng, không thể tự điều khiển tay chân.
- Đau đầu đột ngột, có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu khác.
Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, người bệnh có khả năng điều trị hiệu quả tai biến mạch máu não nếu được cấp cứu sớm và kịp thời trong vòng 3 – 4 giờ đầu. Bệnh để càng lâu, khả năng điều trị bệnh càng giảm, tỷ lệ tử vong càng cao.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não
Trước khi tìm hiểu rõ hơn về các khám tầm soát tai biến mạch máu não, bạn cũng nên nắm được những nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân chính gây nên tai biến mạch máu não thường là do: Thiếu máu cục bộ, xuất huyết não, xơ vữa động mạch. Ngoài ra có thể do những nguyên nhân khác như mắc bệnh lý, bệnh nền hay tuổi cao…
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dưới đây có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não:
- Tiền sử trong gia đình có người bị tai biến mạch máu não hay từng bị tai biến mạch máu não.
- Người trên 45 tuổi.
- Mắc một số bệnh lý như: Thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), đau nửa đầu Migraine, đái tháo đường, người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh động mạch ngoại vi…
- Người bị tăng huyết áp.
- Người bị thừa cân, béo phì, người có nồng độ cholesterol trong máu cao…
- Người sử dụng nhiều hormone nội tiết sau mãn kinh.
- Người ít vận động, ít luyện tập thể dục thể thao.
- Người có lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống không khoa học, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng cồn, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích.
Những ai cần khám tầm soát tai biến mạch máu não?
Bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, thậm chí bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy, tất cả mọi đối tượng đều nên thực hiện khám tầm soát tai biến mạch máu não từ 1 – 2 lần mỗi năm.
Đặc biệt, những đối tượng trên 55 tuổi kèm theo ít nhất 1 yếu tố nguy cơ hay người trên 45 tuổi kèm theo 2 yếu tố nguy cơ sẽ là những người thuộc nhóm có tỷ lệ bị đột quỵ cao. Chính vì vậy, lời khuyên cho mọi người là nên chủ động khám tầm soát tai biến mạch máu não định kỳ để tránh những trường hợp bị tai biến đột ngột có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying) là gì? Ảnh hưởng của bắt nạt trực tuyến
Các phương pháp khám tầm soát tai biến mạch máu não
Vậy các phương pháp khám tầm soát tai biến mạch máu não là gì? Để tầm soát nguy cơ tai biến mạch máu não, ngày nay trong y học, người ta thường sử dụng những phương pháp sau đây:
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ chỉ định lấy máu để làm xét nghiệm, thông qua xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, đông máu nhằm phát hiện những bất thường trong máu, sự bất thường về hồng cầu, có thiếu máu hay không, rối loạn đông máu hay không, nhiễm trùng máu hay không… Đây đều là những yếu tố nguy cơ cao gây tai biến mạch máu não.
- Điện tim (ECG): Điện tim nhằm phát hiện các bất thường về tim, các rối loạn tim mạch, các bệnh lý tim mạch, nguy cơ nhồi máu cơ tim…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ sọ não có tác dụng phát hiện cũng như phân biệt các tổn thương não, u não, viêm não, dị dạng mạch máu não hay teo não…
- Soi đáy mắt: Soi đáy mắt giúp kiểm tra tầm nhìn của mắt, đánh giá những tổn thương tại đáy mắt do các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp gây nên.
- Chụp X-quang: Là một trong những xét nghiệm thường quy, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe lồng ngực và tim mạch.
- Siêu âm doppler tim: Đây là phương pháp nhằm phát hiện sớm những bất thường tại buồng tim, bệnh lý mạch vành, bệnh van tim bẩm sinh. Ngoài ra, siêu âm doppler tim còn có thể phát hiện cục máu đông trong tim, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh hiện tượng cục máu đông di chuyển lên não bộ làm tắc mạch và gây tai biến mạch máu não.
- Siêu âm doppler động mạch cảnh: Đây là một trong những phương pháp giúp tầm soát tai biến mạch máu não không xâm lấn. Siêu âm doppler có thể giúp đánh giá mức độ hẹp động mạch cũng như tình trạng xơ vữa động mạch hiện có.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT-scan): Phương pháp này giúp phát hiện và đánh giá các tổn thương như xuất huyết não, u não, đánh giá các chấn thương não, phát hiện dị dạng mạch máu, phình mạch máu…
>>>>>Xem thêm: Các dạng khiếm thính thường gặp và đặc điểm của từng loại khiếm thính mà bạn nên biết
Tất cả những phương pháp trên giúp các bác sĩ chuyên khoa đánh giá được một cách khái quát tình trạng sức khỏe, từ đó giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường đặc biệt là tại não, các mạch máu, từ đó có phương pháp điều trị và dự phòng sớm, kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được phần nào những phương pháp khám tầm soát tai biến mạch máu não cũng như nắm được những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Bạn nên đi khám tầm soát tai biến mạch máu não định kỳ nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời, tránh gây những hậu quả không mong muốn. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết hay của KenShin nhé!