Từ xa xưa, ngò gai hay còn gọi là mùi tàu được sử dụng rất nhiều như một loại rau thơm trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Vậy uống nước ngò gai có tác dụng gì?
Bạn đang đọc: Nước ngò gai có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Ngò gai không chỉ là loại rau thơm quen thuộc trong nhiều món ăn của gia đình người Việt mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy nước ngò gai có tác dụng gì?
Contents
Đặc điểm của ngò gai
Ngò gai hay mùi tàu có tên khoa học là Eryngium foetidum L thuộc họ Apiaceae (Hoa tán).
Ngò gai là cây thân cỏ cao tối đa khoảng 0.5m. Lá cây mọc ở gốc hình hoa thị. Trên mép lá xẻ răng cưa. Cây ngò gai mọc hoang ở các nước nhiệt đới. Ngò gai có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Toàn thân cây ngò gai đều là tinh dầu với các thành phần cụ thể chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngò gai có tính ấm, mùi thơm tinh dầu, vị hơi đắng nhẹ.
Nước ngò gai có tác dụng gì?
Ngò gai thường được dùng lá tươi để làm gia vị. Mỗi món ăn có thêm vài lá ngò gai sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn. Theo y học cổ truyền, ngò gai cũng là một loại dược liệu có tác dụng với một số bệnh thông thường. Vậy, uống nước ngò gai có tác dụng gì cho sức khỏe không? Câu trả lời là “Có”. Một số lợi ích từ ngò gai có thể kể đến như sau:
Kiểm soát đường huyết
Trong ngò gai có chứa vitamin C là một chất chống oxy hóa rất mạnh. Chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các gốc tự do. Do đó góp phần trong hỗ trợ điều trị tiểu đường, cũng như các rối loạn lo âu do căng thẳng.
Tác dụng kháng viêm
Ngò gai có nhiều hợp chất hữu cơ như: Saponin, flavonoids, steroid, coumarin,… các hợp chất hữu cơ này có tác dụng kháng viêm. Một số nghiên cứu có thấy ngò gai có tác dụng giảm viêm cấp tính trên nền bệnh tim mạch hoặc mạch máu.
Tác dụng lợi tiểu
Ngò gai có tác dụng lợi tiểu, có thể hỗ trợ điều trị trong các rối loạn liên quan đến thận. Do có tính kháng viêm nên có thể hỗ trợ điều trị trong một số bệnh như: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,… Bạn cần lưu ý rằng, các bệnh này cần điều trị với bác sĩ chuyên khoa. Nước ngò gai có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thay thế hoàn toàn thuốc điều trị.
Ngăn ngừa Alzheimer
Alzheimer xảy ra do tình trạng thoái hóa các tế bào não. Trong ngò gai có các chất chống oxy hóa như: Vitamin C, các hợp chất flavonoid,… Do đó có thể giảm hoặc ngăn ngừa các tổn thương tế bào não do tuổi tác. Từ đó ngăn ngừa được bệnh Alzheimer.
Một số bài thuốc từ ngò gai
Ngò gai có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Một số bài thuốc dân gian có thể áp dụng tại nhà mà bạn nên lưu lại để sử dụng khi cần thiết:
Trị cảm lạnh
Thời tiết thay đổi cũng như khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể thường dễ mắc bệnh. Trong đó cảm cúm, cảm lạnh là bệnh dễ mắc phải khi giao mùa ở cả người lớn và trẻ em. Để trị cảm lạnh, bài thuốc có ngò gai còn kết hợp thêm với các loại thảo dược khác.
Chuẩn bị các nguyên liệu: 10g ngò gai khô, 6g cam thảo. Nấu với 300ml nước. Khi hỗn hợp sôi, giữ sôi trong khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. Chia hỗn hợp thành 3 lần uống trong ngày. Để tăng hiệu quả điều trị cảm nên uống lúc còn ấm nóng.
Trị ho có đờm
Không chỉ ho mà khi sổ mũi, nghẹt mũi, đờm ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở. Nước ngò gai có tác dụng gì trong điều trị ho có đờm? Nước ngò gai có tác dụng làm long đờm khỏi cổ họng, giúp dễ thở hơn, giọng nói trong hơn.
Bài thuốc đơn giản này chỉ cần lấy ngò gai sắc lấy nước uống. Như vậy bạn có thể dễ dàng có được chén thuốc giúp trị long đờm dễ dàng tại nhà.
Tìm hiểu thêm: PEGinpol dùng lâu dài được không? Những điều cần biết
Trị viêm kết mạc mắt
Lá ngò gai rửa sạch bụi bẩn, sau đó đem phơi trong mát. Khi lá khô đem sắc lấy nước để dùng. Nước này dùng để rửa mắt bị viêm kết mạc. Lưu ý là phần nước dùng cần bỏ đi sau mỗi lần rửa mắt và cần dùng dụng cụ sạch để đựng nước dùng này.
Trị nám da
Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá ngò gai tươi. Lá ngò gai tươi cần rửa sạch, thái nhỏ rồi ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng. Sau đó bỏ bã lấy phần nước để thoa lên vùng da bị nám, massage khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày thoa khoảng 2 lần vào buổi sáng và tối để hết nám da.
Trị mẩn ngứa cho trẻ
Cần khoảng 1 nắm lá ngò gai tươi, rửa sạch. Sau đó giã nát, ép lấy nước để dùng. Phần nước cốt này bôi lên vùng da trẻ đang bị mẩn ngứa. Bạn nên theo dõi kích ứng trên da trẻ. Rửa sạch da với nước ngay lập tức nếu thấy có kích ứng trên da.
>>>>>Xem thêm: Người mắc bệnh ung thư não nên ăn gì?
Trị hôi miệng
Lá ngò gai cần chuẩn bị khoảng 1 nắm. Đem rửa sạch rồi nấu sắc lại cho đặc. Sau đó thêm một chút muối khuấy đều cho tan hết. Hàng ngày lấy nước này súc miệng, có thể dùng nhiều lần trong ngày. Hiệu quả trị hôi miệng là khoảng 5 – 6 ngày sau đó.
Một số vấn đề cần quan tâm khi sử dụng ngò gai
Ngoài các công dụng đã kể trên thì ngò gai còn có công dụng khác như: Trị mụn trứng cá, trị đái dầm ở trẻ em, trị đau bụng tiêu chảy,… Tuy nhiên cũng như các loại dược liệu khác, ngò gai cũng có tác dụng phụ. Để tránh hoặc hạn chế những tác dụng phụ xảy ra khi dùng nước ngò gai thì bạn nên lưu ý:
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng ngò gai;
- Với những người đang mắc bệnh dạ dày như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… thì không nên dùng lá tươi;
- Những người đang mắc bệnh như: Viêm gan, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính thì hạn chế dùng ngò gai;
- Với những người có da mỏng hoặc da nhạy cảm thì không nên bôi ngò gai trực tiếp lên da vì có thể bị kích ứng;
- Không nên kết hợp ngò gai với thịt lợn (thịt heo) vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu;
- Không nên dùng kèm ngò gai với nội tạng động vật. Bởi vì có thể sinh ra các ion như đồng hoặc sắt, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về nước ngò gai có tác dụng gì. Là một loại rau thơm quen thuộc với tất cả gia đình người Việt, ngò gai là nguyên liệu làm cho món ăn thêm hấp dẫn. Bên cạnh đó, ngò gai cũng là một loại dược liệu dễ tìm thấy có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Những bài thuốc trị cảm lạnh, trị ho có đờm, trị hôi miệng,… mà KenShin đã gợi ý ở trên, bạn có thể áp dụng dễ dàng tại nhà.