Vi khuẩn bạch hầu là một trong những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đồng thời với khả năng lây lan qua đường hô hấp, bệnh có thể truyền nhiễm cho những người tiếp xúc gần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về vi khuẩn bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu là tác nhân chính gây ra bệnh bạch hầu – bệnh nhiễm trùng cấp tính ở người. Bệnh bạch hầu có thể tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm dây thần kinh, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ tử vong cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều cần biết về vi khuẩn bạch hầu, từ đó đưa ra những biện pháp phòng chống để bảo vệ cơ thể mình và người thân trước những tác nhân gây bệnh phức tạp này.
Contents
Đặc điểm của vi khuẩn bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu là gì?
Vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae, thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn thuộc họ này ký sinh ở trong đất, động vật và cả con người. Chúng hầu như không gây bệnh, một số ít gây bệnh cho người, trong đó có Corynebacterium diphtheriae là tác nhân ra bệnh bạch hầu ở người.
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn gram âm, hiếu khí, kích thước dài khoảng 2 – 6 μm và rộng khoảng 0,5 – 1 μm. Hình thái đa dạng và điển hình đó là trực khuẩn với dạng que thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn phình to hơn thân tạo thành dạng hình chùy. Vi khuẩn không di chuyển, không có vỏ và không sinh nha bào.
Khi nhuộm gram, trực khuẩn bạch hầu bắt màu gram dương, tuy nhiên nếu quá trình tẩy màu kéo dài có thể gây mất màu tím. Vi khuẩn bạch hầu phát triển tốt trong môi trường nuôi cấy thông thoáng, đặc biệt mọc tốt và nhanh ở môi trường máu và huyết thanh.
Điều kiện tồn tại của vi khuẩn bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu thường được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy bao bọc bên ngoài nên chúng có thể tự sinh trưởng và phát triển ở môi trường bên ngoài. Tùy vào môi trường sinh sống mà trực khuẩn bạch hầu có thời gian tồn tại khác nhau. Vi khuẩn này có khả năng đề kháng cao, có thể tồn tại nhiều ngày thậm chí nhiều tuần trong điều kiện thời tiết khô và lạnh giá. Vì vậy ở các nước ôn đới, trực khuẩn bạch hầu tồn tại khá nhiều. Khi sống trên các loại đồ vật bằng vải, chúng có thể duy trì sự sống lên đến một tháng. Đối với các môi trường nước hay sữa, chúng có thể tồn tại khoảng 20 ngày và đối với môi trường tử thi người chết chúng có thời gian sống là khoảng 15 ngày.
Vi khuẩn bạch hầu có mức độ nguy hiểm khá cao bởi chúng có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài và khả năng chống lại sức đề kháng của con người rất cao. Tuy nhiên, vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae lại khá nhạy cảm với các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ. Vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ nếu có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và sẽ chết sau vài ngày nếu bị chiếu bởi ánh sáng mặt trời khuếch tán.
Bên cạnh đó, ở điều kiện bóng râm nhưng nhiệt độ cao thì vi khuẩn cùng độc tố của nó cũng sẽ chết sau vài ngày. Ở nhiệt độ khoảng 58oC vi khuẩn chỉ sống được khoảng 10 phút. Dưới tác dụng của cồn 60 0 hay dung dịch phenol 1% chúng chỉ sống được một phút.
Cách thức gây bệnh của vi khuẩn bạch hầu
Con đường lây bệnh chính của vi khuẩn bạch hầu là thông qua các giọt bắn và dịch tiết hô hấp từ người sang người. Tùy vào thể trạng của từng người mà có thời gian ủ bệnh khác nhau, kéo dài từ 2 – 5 ngày. Thời gian phát tán vi khuẩn ra bên ngoài môi trường nhiều nhất là giai đoạn khởi phát bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, ngay cả khi người nhiễm vi khuẩn đang ở giai đoạn ủ bệnh vẫn có thể là nguồn lây nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Có nên dùng cây sài đất tắm cho bé?
Sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, vi khuẩn bạch hầu sẽ khu trú ở niêm mạc hầu, họng và tiết ra ngoại độc tố. Vi khuẩn cùng với độc tố của nó sẽ gây loét tại chỗ và hình thành lớp giả mạc màu trắng xám, bám chặt vào niêm mạc, khi bóc tách có thể sẽ gây chảy máu. Giả mạc ở họng sẽ từ từ lan dần lên đường mũi hoặc xuống khí quản, gây khó thở.
Đồng thời, ngoại độc tố sẽ theo đường máu để đến các hệ thống thần kinh, gây ra các triệu chứng như liệt (vòm họng, mắt, tứ chi), gây ra các thương tổn tại tuyến thượng thận, gây rối loạn nhịp tim, suy tim,… Ngoài ra, giả mạc cũng có thể xuất hiện ở da hoặc các vết thương nhưng khả năng phát tán độc tố thường nhẹ và ít gây ra các triệu chứng.
Vi khuẩn bạch hầu gây ra bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương đặc biệt nghiêm trọng đến cơ thể vật chủ. Cùng với khả năng lây nhiễm dễ dàng của chúng nên mọi người cần hết sức chú ý và cảnh giác để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân xung quanh.
Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu
Sau thời gian ủ bệnh, vi khuẩn bạch hầu sẽ bắt đầu gây bệnh. Người mắc bệnh bạch hầu sẽ có các triệu chứng như viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, họng sẽ sưng đỏ, đau rát, da xanh xao, sốt nhẹ, người mệt mỏi, nổi hạch dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của sắt và cách phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Sau 2 – 3 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các mảng bám màu xám, dính chắc ở vùng hầu họng, dễ gây chảy máu. Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu. Trong vòng 6 – 10 ngày, bệnh có thể thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Một vài trường hợp, bệnh diễn tiến nặng, không có biểu hiện sốt nhưng cổ sưng to, khàn tiếng, khó thở, liệt, rối loạn nhịp tim,…
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, trụy tim và tử vong. Ngoài ra bệnh cũng có thể dẫn đến hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận. Có trường hợp biến chứng viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm có thể gây ra bệnh tim mãn tính và suy tim.
Cách phòng ngừa vi khuẩn bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu lây lan chủ yếu thông qua con đường hô hấp, vì vậy cần cách ly và điều trị cho cả những người mắc bệnh và người lành mang mầm bệnh. Cần đeo khẩu trang, vệ sinh nơi ở, các đồ dùng cá nhân, quần áo,… bằng các dung dịch sát khuẩn.
Hiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine giải độc tố bạch hầu. Đối tượng được khuyến cáo tiêm phòng là trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn. Cần tiêm nhắc lại sau 3 năm hoặc 5 năm theo khuyến cáo của từng độ tuổi để duy trì miễn dịch của cơ thể. Nước ta đã và đang áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng, tất cả trẻ em đều được tiêm đầy đủ 3 mũi vaccine dạng phối hợp 5 trong 1 nhằm phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên nên được tiêm vaccine phòng vi khuẩn bạch hầu để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh cũng cần bổ sung các kiến thức cần thiết về vi khuẩn bạch hầu cũng như các tác nhân gây bệnh khác để trang bị những thứ cần thiết cho sự phát triển tối ưu, toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ cho con mình và những người thân xung quanh.