Mức canxi thấp có thể là do tuyến cận giáp có vấn đề, cũng như do chế độ ăn uống, rối loạn thận hoặc một số loại thuốc. Tham khảo một số nguyên nhân và dấu hiệu của các triệu chứng tụt canxi máu dưới đây để có thể nhận biết và phòng ngừa.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và triệu chứng tụt canxi máu mà bạn cần biết
Nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây ra triệu chứng tụt canxi máu, nguyên nhân thường là do nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) hoặc vitamin D trong cơ thể có bất thường. Hạ canxi máu có thể nhẹ hoặc nặng và tạm thời hoặc mãn tính (suốt đời). Chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết các triệu chứng tụt canxi máu trong bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Tụt canxi máu là gì?
- 2 Các nguyên nhân gây tụt canxi máu
- 2.1 Thuốc
- 2.2 Truyền máu phosphat hoặc citrate
- 2.3 Thâm nhiễm di căn kim loại nặng (đồng, sắt) vào tuyến cận giáp
- 2.4 Thiếu vitamin D hoặc kháng vitamin D
- 2.5 Bệnh thận hoặc bệnh gan giai đoạn cuối gây thiếu hụt vitamin D
- 2.6 Hạ magie máu
- 2.7 Giả suy tuyến cận giáp
- 2.8 Hội chứng đói xương sau cắt tuyến cận giáp
- 2.9 Suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật
- 2.10 Suy tuyến cận giáp do bệnh tự miễn hoặc nguyên nhân di truyền
- 2.11 Viêm tụy
- 2.12 Rối loạn di truyền hiếm gặp
- 3 Các triệu chứng tụt canxi máu bạn cần biết
Tụt canxi máu là gì?
Canxi là một khoáng chất rất cần thiết để cơ thể con người hoạt động bình thường. Triệu chứng tụt canxi máu hay hạ canxi máu là một bất thường trong sinh hóa phổ biến, khi lượng canxi trong máu quá thấp. Tình trạng này có thể diễn biến từ mức độ không có triệu chứng trong những trường hợp nhẹ đến trường hợp cấp tính nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Rất khó để biết liệu bạn có bị tụt canxi máu hay không vì thông thường bệnh này chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm y tế.
Các nguyên nhân gây tụt canxi máu
Tụt canxi máu có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Thuốc
Các loại thuốc như rifampicin (một loại kháng sinh), phenytoin và phenobarbital (thuốc chống động kinh) có thể gây ra hiện tượng hạ canxi máu. Ngoài ra, các loại thuốc chống ung thư xương và các vấn đề về xương khác cũng có liên quan đến tình trạng này. Những loại thuốc này bao gồm alendronate, ibandronate, risedronate và axit zoledronic.
Truyền máu phosphat hoặc citrate
Citrate-phosphate-dextrose (CPD) là chất chống đông máu. Canxi tự do (ion hóa) bắt đầu giảm kể từ phút thứ hai sau khi bắt đầu truyền máu dự trữ CPD với tốc độ 50ml/phút, hormon tuyến cận giáp trong máu ngoại vi tăng từ 2 đến 4 phút sau khi bắt đầu truyền máu, đồng thời còn có thể giảm huyết áp.
Thâm nhiễm di căn kim loại nặng (đồng, sắt) vào tuyến cận giáp
Rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson) hoặc sắt (bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh thalassemia) lắng đọng trong tuyến cận giáp gây thâm nhiễm di căn dẫn tới tụt canxi máu.
Thiếu vitamin D hoặc kháng vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi đúng cách. Do đó, việc thiếu hoặc kháng vitamin D trong cơ thể có thể khiến cho lượng canxi trong máu bị thấp (tụt canxi máu). Thiếu vitamin D có thể do rối loạn di truyền hoặc do không nhận đủ ánh sáng mặt trời hoặc không tiêu thụ đủ vitamin D.
Bệnh thận hoặc bệnh gan giai đoạn cuối gây thiếu hụt vitamin D
Triệu chứng tụt canxi máu trong suy thận mãn tính là do nồng độ phốt pho trong máu tăng lên và thận bắt đầu sản xuất một loại vitamin D nhất định ít đi.
Hạ magie máu
Tuyến cận giáp cần một lượng magie đủ để tạo và giải phóng hormon tuyến cận giáp (PTH). Vì thế, khi magie của bạn quá thấp (hạ magie máu), PTH không được sản xuất đủ và nồng độ canxi trong máu cũng thấp hơn (tụt canxi máu).
Giả suy tuyến cận giáp
Đây là một rối loạn di truyền khiến cơ thể không phản ứng đúng mức với lượng hormone tuyến cận giáp (PTH) bình thường mà cơ thể đang sở hữu. Nó hành động như thể bị thiếu hụt PTH trong khi thực tế nó có mức PTH bình thường.
Hội chứng đói xương sau cắt tuyến cận giáp
Đây là tình trạng tạm thời, có thể phát triển hậu phẫu thuật cắt tuyến cận giáp do cường cận giáp nguyên phát. Trong trường hợp này, cơ thể đã quen với lượng canxi cao được đưa từ xương vào máu, nên khi tuyến cận giáp hoặc các tuyến bị cắt bỏ, nồng độ PTH trong máu giảm đột ngột và bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp tạm thời. Xương vốn bị thiếu canxi giờ đã bình thường trở lại và lượng canxi trong máu giảm đột ngột.
Suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật
Phẫu thuật cổ có thể được thực hiện để điều trị các tình trạng của tuyến giáp hoặc để điều trị ung thư vùng họng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy tuyến cận giáp. Nó phát triển sau khi vô tình làm tổn thương hoặc cắt bỏ tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật.
Suy tuyến cận giáp do bệnh tự miễn hoặc nguyên nhân di truyền
Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch tấn công các mô tuyến cận giáp như thể chúng là vật thể lạ. Khi này, tuyến cận giáp ngừng sản xuất hormone gây ra suy tuyến cận giáp.
Hình thức di truyền có thể xảy ra do bẩm sinh đã không có tuyến cận giáp hoặc tuyến không hoạt động như bình thường. Một số loại suy tuyến cận giáp di truyền có liên quan đến sự thiếu hụt các tuyến sản xuất hormone khác.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nóng trong phát ban: Nguyên nhân và giải pháp
Viêm tụy
Khoảng 15% đến 88% số người bị viêm tụy cấp sẽ bị tụt canxi máu.
Rối loạn di truyền hiếm gặp
Đột biến gen, chẳng hạn như hội chứng DiGeorge có thể gây tụt canxi máu.
Các triệu chứng tụt canxi máu bạn cần biết
Việc nắm rõ các triệu chứng tụt canxi máu sẽ giúp bạn chủ động trong việc nhận biết và có hướng xử lý phù hợp, kịp thời. Một số triệu chứng tụt canxi máu phổ biến có thể kể đến như:
- Chuột rút: Chuột rút cơ bắp, đặc biệt là phổ biến ở vùng lưng và chân.
- Da khô, bong vảy: Da khô ráp và bong tróc ra theo từng lớp, từng mảng.
- Ngứa ran: Cảm giác ngứa ran khó chịu ở môi, lưỡi, ngón tay và bàn chân.
- Móng giòn dễ gãy: Móng tay, chân thiếu canxi dẫn đến tình trạng móng giòn, móng mềm và dễ gãy.
- Tóc thô: Cơ thể buộc phải bổ sung canxi từ tóc nếu không thể lấy đủ canxi trong máu. Vì vậy, tụt canxi trong máu có thể khiến tóc trở nên khô xơ, chẻ ngọn, yếu và dễ gãy, rụng.
- Lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ: Bệnh nhân bị tụt canxi máu có thể ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh, điển hình như bệnh nhân bị sa sút trí tuệ dẫn đến lú lẫn, hay quên và mất trí nhớ.
- Khó chịu hoặc bồn chồn: Do những thiếu sót trong cơ thể nên bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bồn chồn trong người.
- Trầm cảm: Triệu chứng tụt canxi máu cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm và các bệnh thần kinh khác.
- Ảo giác: Trong trường hợp bị nặng, người bệnh có thể gặp ảo giác, tinh thần mơ hồ.
- Đau cơ: Cơ bắp bị đau, chủ yếu là ở vùng nách, cánh tay, đùi trong khi đang di chuyển hoặc hoạt động.
- Co giật, co thắt thanh quản hoặc co giật toàn thân: Hạ canxi máu nặng với canxi huyết thanh
- Cứng và co thắt cơ bắp (tetany): Tetany đặc trưng là kết quả của hạ canxi máu nặng nhưng cũng có thể là kết quả của việc giảm phần ion hóa của canxi huyết thanh mà không bị hạ canxi máu rõ rệt, hay xảy ra khi bị nhiễm kiềm nặng.
- Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim): Tụt canxi máu gây ra nhiều vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh,…
- Suy tim sung huyết: Tình trạng thiếu hụt canxi quá nặng dẫn đến cơ tim khó lòng co bóp và bơm máu đi cho cơ thể, từ đó dẫn đến bệnh suy tim.
>>>>>Xem thêm: Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm
Trên đây là những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết triệu chứng tụt canxi máu mà chúng tôi đã thông tin đến bạn. Hãy đảm bảo đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức khi có những dấu hiệu nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh, bởi bệnh này phần lớn chỉ có thể bị phát hiện ra thông qua xét nghiệm.