Nguyên nhân phôi bất thường? Có cách nào để can thiệp?

Phôi bất thường hay phôi bị lỗi là điều không ai muốn trong quá trình thụ thai, tuy nhiên chúng lại khá phổ biến. Vậy nguyên nhân phối bất thường là gì chính là thắc mắc nhiều chị em quan tâm.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân phôi bất thường? Có cách nào để can thiệp?

Mang thai và sinh con khoẻ mạnh là điều mà mẹ bỉm nào cũng mong muốn. Tuy nhiên trong quá trình đậu thai, một số phôi phát triển bị lỗi gây cản trở đến hành trình mang thai thành công của nhiều người. Vậy nguyên nhân phôi bất thường là gì? Liệu có thể khắc phục được không? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Phôi thai và những điều cần biết

Phôi thai được ví như mầm sống mới phát triển ở giai đoạn sơ khai nhất của quá trình mang thai. Sự phát triển của cá thể người sẽ trải qua từ thụ tinh, phôi phân chia, phôi dâu, phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh và tạo các cơ quan. Theo tiến trình phát triển này, phôi sẽ di chuyển dần từ ống dẫn trứng vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Trước khi quan tâm đến nguyên nhân phôi bất thường, ta cùng hiểu rõ hơn về quá trình phát triển phôi thai: Phôi thường làm tổ ở đáy tử cung và thường làm tổ vào khoảng ngày thứ 6 sau thụ tinh. Một khi phôi đã chuyển vào buồng tử cung sẽ có thay đổi rõ rệt về hình dạng hay còn gọi là phôi nang. Phôi nang sẽ có hai phần bao gồm khối các tế bào trong – chính là phần để phát triển thành thai nhi và một phần khác là các tế bào lá nuôi để sau này trở thành nhau thai.

Nguyên nhân phôi bất thường? Có cách nào để can thiệp?

Phôi thai được hình thành sau khi trứng gặp noãn và tạo thành hợp tử

Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, tinh trùng gặp được noãn tạo thành hợp tử. Phôi sẽ bắt đầu trôi tự do theo ống dẫn trứng từ khi noãn được thụ tinh ở đoạn bóng của ống dẫn trứng cho đến giai đoạn phôi nang. Phôi sau đó sẽ bắt đầu vùi vào nội mạc tử cung vào cuối ngày 6 sau thụ tinh và kết thúc vào ngày thứ 13, 14. Qua siêu âm có thể quan sát được hình ảnh phôi thai qua ngả âm đạo vào khoảng tuần thứ 5, 6.

Phụ nữ lúc phôi làm tổ có thể có những dấu hiệu như ra huyết âm đạo, vú căng, bụng có cảm giác khó chịu, hay nôn và đi tiểu nhiều hơn thường ngày. Tuy nhiên các triệu chứng này không phải sẽ xuất hiện ở mọi chị em.

Nguyên nhân phôi bất thường

Hiện nay để hỗ trợ cho quá trình mang thai hiệu quả hơn, rất nhiều chị em đã tìm đến phương pháp làm IVF. Những ai nhờ cậy đến kỹ thuật điều trị IVF đều rất quen thuộc với việc sàng lọc phôi để lựa chọn ra những phôi khỏe mạnh nhất trước khi thực hiện giai đoạn làm tổ trong tử cung người mẹ. Tuy nhiên đã có rất nhiều người lo lắng khi kết quả sàng lọc là phôi bị lỗi.

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn hàm trên hay hàm dưới nguy hiểm hơn?

Nguyên nhân phôi bất thường? Có cách nào để can thiệp?
Nguyên nhân phôi bất thường được nhiều người tìm hiểu

Vậy nguyên nhân phôi bất thường là từ đâu?

  • Do phát sinh ngẫu nhiên: Đây là nguyên nhân do sai lệch về số lượng nhiễm sắc thể. Trong cơ thể bình thường, mỗi tế bào sẽ có 23 cặp NST và mỗi cặp sẽ có 2 chiếc, nếu thiếu hay thừa đều coi là bất thường. Và tỷ lệ phôi bất thường nhiễm sắc thể trước làm tổ khá cao. Một khi đã xảy ra sự bất thường ở phôi thì phôi sẽ không phát triển, không thể làm tổ để tạo thành thai nhi.
  • Do di truyền từ cha mẹ: Trường hợp phôi lỗi ngẫu nhiên là do những bất thường không được tìm thấy trong hệ gen của cha mẹ và chỉ được hình thành khi tạo phôi thai. Một số trường hợp còn lại phôi bị lỗi là do di truyền từ hệ gen của bố mẹ. Việc các tế bào trứng, tinh trùng thiếu hay thừa ADN đều tạo ra các phôi lỗi.

Những lưu ý cho thấy đã “đậu thai” thành công

Như đề cập ở trên, việc hình thành nên một phôi hoàn chỉnh và bắt đầu vào giai đoạn làm tổ tưởng chừng như dễ dàng với nhiều người nhưng thực tế không như vậy. Những ai phải nhờ cậy đến IVF sẽ hiểu hơn về xác suất chọn được phôi lành mạnh, không đột biến NST để chuẩn bị đưa vào tử cung làm tổ đôi khi rất thấp bởi do nhiều nguyên nhân phôi bất thường. Vậy nên những ai mang thai theo phương pháp tự nhiên cần trân trọng cơ hội của mình và nắm một số lưu ý cho thấy đã “đậu thai” thành công:

Có đầy đủ dấu hiệu có thai

Mỗi phụ nữ sẽ có các biểu hiện khác nhau về mang thai. Nhưng nhìn chung khi phôi thai đã phát triển thì thường người mang thai có dấu hiệu buồn nôn, bầu ngực căng tức, cơ thể mệt mỏi, thay đổi khẩu vị và tâm trạng. Lúc này tốt nhất hãy thực hiện xét nghiệm để sớm biết bản thân có thai và có những chuẩn bị cần thiết.

Ốm nghén

Lúc này mẹ bầu có thể chắc chắn rằng mình đã “đậu thai” thành công và bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của quá trình mang thai. Cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nội tiết tố đột ngột khiến mẹ không kịp thích nghi và gây ra tình trạng ốm nghén. Ốm nghén nặng thường xảy ra trong 3 tháng đầu, qua tháng thứ 4 sẽ giảm dần.

Nguyên nhân phôi bất thường? Có cách nào để can thiệp?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng thiểu sản tim trái là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bị ốm nghén chứng tỏ bạn ở giai đoạn đầu của quá trình mang thai

Tiểu nhiều hơn, vòng bụng lớn hơn

Thai nhi phát triển sẽ gây chèn ép các cơ quan xung quanh trong đó có thận và bàng quang, điều này kích thích mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, khi em bé phát triển và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ mẹ thì vòng bụng của thai phụ sẽ lớn rất nhanh.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân phôi bất thường. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về quá trình tạo thành phôi, thụ thai thành công để có cho mình kế hoạch sinh nở phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *