Mệt mỏi kéo dài có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang cần được nghỉ ngơi hoặc đây là dấu hiệu của bệnh lý. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này cũng như nguyên nhân gây mệt mỏi, KenShin mời bạn tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Mệt mỏi kéo dài: Triệu chứng và nguyên nhân
Mệt mỏi kéo dài hay còn được gọi là mệt mỏi mãn tính, đây là tình trạng thường xuất hiện ở người có tần suất lao động nhiều, stress, căng thẳng lâu ngày,… Nguyên nhân gây mệt mỏi đến từ nhiều khía cạnh, trong đó có cả thói quen sinh hoặc và bệnh lý.
Contents
Thế nào là mệt mỏi kéo dài?
Tình trạng mệt mỏi kéo dài là cảm giác khá phổ biến, đặc biệt ở những người có cường độ lao động cao, làm việc liên tục, áp lực công việc lớn, stress,… Khi không có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cũng dễ gây mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sức chịu đựng của cơ thể.
Thông thường, cảm giác mệt mỏi chỉ trong khoảng từ 1 – 2 ngày và dần hồi phục sau đó khi được nghỉ ngơi thích hợp. Tuy nhiên, thời gian mệt mỏi lâu hơn có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hay còn gọi là mệt mỏi mãn tính không rõ nguyên nhân.
Rất nhiều trường hợp người bệnh bị mệt mỏi kéo dài trong 1 – 2 tuần hoặc thậm chí là lâu hơn. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này tương đối đa dạng, có thể do thói quen làm việc, sinh hoạt hoặc do bệnh lý gây nên. Chính vì vậy, bất kể ai khi bị mệt mỏi kéo dài cần hết sức cẩn trọng với các biểu hiện đi kèm để sớm phát hiện bệnh lý và điều trị sớm, tăng hiệu quả chữa trị.
Triệu chứng cho thấy bạn đang bị mệt mỏi kéo dài
Nhận biết và phân biệt mệt mỏi kéo dài với những triệu chứng thông thường khi mệt mỏi khá đơn giản, chủ yếu dựa trên thời gian xuất hiện và kéo dài của cảm giác chán nản, mệt mỏi ở mỗi người. Theo các cơ quan nghiên cứu, mệt mỏi kéo dài còn gọi là chứng mệt mỏi mãn tính, có thể được chẩn đoán thông qua một số biểu hiện thường gặp như:
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài từ 6 tháng trở lên và ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như mệt nhiều ngay cả khi chỉ vận động vừa hoặc nhẹ, đau khớp không rõ nguyên nhân, đau họng, đau nhức toàn thân, nổi hạch ở vùng nách hoặc cổ của bệnh nhân, cảm giác mệt mỏi trở nên nặng nề hơn sau khi ngủ dậy.
Nếu xuất hiện nhiều hơn 5 biểu hiện kể trên kèm theo mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng, tốt nhất bạn cần đến gặp bác sĩ vì khi này, khả năng mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính là rất cao. Sau quá trình khám lâm sàng dựa trên biểu hiện, bác sĩ có thể dựa trên các đặc điểm khác để chẩn đoán như đối tượng có phải nữ giới từ 30 – 35 tuổi không, có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn lo âu,… hay không.
Tìm hiểu thêm: Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?
Nguyên nhân dẫn đến chứng mệt mỏi kéo dài
Khi nói đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, chắc hẳn điều được nhiều người quan tâm nhất là tác nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Dựa trên nhiều nghiên cứu, khảo sát công khai và tài liệu khoa học, nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài có thể do các yếu tố như:
Bệnh thiếu máu: Một trong những yếu tố tăng nguy cơ mệt mỏi kéo dài chính là bệnh thiếu máu. Khi cơ thể thiếu máu, thiếu sắt, các tế bào, cơ quan thiếu chất dinh dưỡng và oxy dẫn đến suy giảm hoạt động và chức năng, từ đó dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng, uể oải, chán nản, chán ăn,… Bên cạnh đó, thiếu máu khiến lượng máu lên não giảm cũng gây nên tình trạng sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…
Tại sao bị mệt mỏi kéo dài? Chứng đau nửa đầu: Nghiên cứu cho thấy, trước, trong và sau khi tái phát cơn đau nửa đầu, đa số người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi, cảm giác này có thể kéo dài và là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi mãn tính. Chứng đau nửa đầu có thể do nhiều nguyên nhân, triệu chứng phổ biến là cảm giác đau nhức khó chịu, uể oải, chán nản, thậm chí là trầm cảm. Người mắc bệnh cần sớm đi khám chữa để tránh những hậu quả lâu dài đối với tinh thần và sức khỏe.
Bệnh về tuyến giáp: Một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như cường giáp, suy giáp,… cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Nguyên nhân là do hormone tuyến giáp được sản sinh quá nhiều hay quá ít đều có ảnh hưởng nhất định đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể, gây mất cân bằng và xuất hiện tình trạng mệt mỏi.
Bệnh tiểu đường: Nói đến nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài mà không nhắc đến bệnh tiểu đường chắc hẳn là một thiếu sót khá lớn. Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu kém ổn định, các tế bào bị thiếu dinh dưỡng và oxy dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân bị tiểu đường.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về cấu tạo tinh hoàn và chức năng của bộ phận này
Bệnh lao: Đây là bệnh lý chủ yếu do vi khuẩn gây nên và sức tấn công của loài vi khuẩn này rất mạnh, có thể làm tổn thương nặng nề những tế bào, mô mà chúng tiếp xúc. Đối với người bị bệnh lao, tâm lý chán nản và cơ thể đau nhức, ốm yếu, suy nhược cơ thể,… càng khiến triệu chứng mệt mỏi kéo dài nặng nề hơn, dẫn đến thiếu ngủ, mất ngủ, trầm cảm,…
Stress: Những yếu tố tinh thần có ảnh hưởng khá lớn đến việc bạn bị mệt mỏi kéo dài. Nếu thường xuyên stress công việc, cuộc sống, căng thẳng nhiều,… não bộ sẽ tự tiết ra chất cortisol và triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi.
Trầm cảm: Bệnh nhân bị trầm cảm được cho là đối tượng có nguy cơ cao mệt mỏi kéo dài, mệt mỏi mãn tính do tinh thần kém ổn định, ít chia sẻ và mất hứng thú với mọi điều xung quanh. Mệt mỏi và ít giao tiếp cũng là cách để chẩn đoán sơ bộ bệnh lý trầm cảm.
Suy nhược thần kinh: Nói đến nguyên nhân gây hiện tượng mệt mỏi kéo dài thì chắc hẳn không thể không nhắc đến bệnh suy nhược thần kinh. Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, có thể do thời gian dài chịu áp lực, stress dẫn đến. Người bị suy nhược thần kinh ngoài việc thường xuyên thấy mệt mỏi còn rất dễ nổi giận, hay cáu gắt, tâm trạng thất thường và cơ thể yếu ớt, không có hứng thú làm việc.
Nhìn chung, mệt mỏi kéo dài có liên quan đến rất nhiều bệnh lý, trong đó có cả bệnh lý về thể chất và tinh thần nên nếu cảm thấy mệt mỏi trên 6 tháng kèm theo biểu hiện lạ thường, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để trình bày những triệu chứng của bản thân và tiến hành thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh.