Có bao giờ bạn để ý khi chúng ta nhức đầu thường có xu hướng xoa điểm ở trước trán, khi ho thường dùng tay vỗ ngực hoặc khi các thiền sư vận khí thường đẩy hơi xuống dưới bụng? Đây không phải là hành động ngẫu nhiên mà có sự liên quan tới huyệt Đan Điền. Hãy dùng tìm hiểu về loại huyệt thú vị này nhé.
Bạn đang đọc: Huyệt Đan Điền: Ruộng trồng đan dược của cơ thể
Trong cơ thể người có hàng trăm huyệt đạo, ngoài các huyệt đạo cơ bản, có những huyệt đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta, giúp chúng ta phòng, điều trị bệnh hiệu quả và nó cũng tương ứng với những yếu điểm trên cơ thể cần bảo vệ, như huyệt Đản Trung, huyệt Khí Hải, huyệt Thiên Khu,… Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 huyệt đạo cũng vô cùng quan trọng đó là huyệt Đan Điền. Vậy huyệt Đan Điền là gì? Vị trí và tác dụng của huyệt này ra sao?
Contents
Huyệt là gì? Huyệt Đan Điền là gì?
Huyệt được biết đến là nơi thần khí hoạt động vào vào ra của tạng phủ, kinh lạc và được phân bố ở khắp phần ngoài của cơ thể, giúp cơ thể đạt trạng thái cân bằng.
Vị trí của huyệt đạo nằm cố định trên cơ thể con người. Khi có sự tác động vào các huyệt vị như mát xa, châm cứu, bấm huyệt,… có thể làm cho những bộ phận của cơ thể liên kết với huyệt đó có sự phản ứng. Vậy nên nắm vững kỹ thuật về huyệt vị có thể làm tăng cường khả năng lưu thông của khí huyệt, làm cho cơ thể khoẻ mạnh hơn, cân bằng giữa khí bên trong và bên ngoài.
Trong y học, dưỡng sinh và võ thuật, huyệt Đan Điền là nơi tập trung nhiều khí lực nhất trong mỗi cơ thể, được chia làm 3 loại: Thượng Đan Điền (tương ứng với huyệt Ấn Đường), Trung Đan Điền (tương ứng với huyệt Đản Trung), Hạ Đan Điền (tương ứng với huyệt Khí Hải).
Đan Điền theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là “ruộng trồng đan dược”, vì nó là nơi khí lực dễ tập trung nhiều khí lực nhất, mạnh nhất. Bởi vậy các môn phái có rất nhiều các dị biệt khác nhau về Huyệt đạo này tuỳ theo mục đích sử dụng.
Vị trí huyệt Đan Điền
Vị trí của huyệt đan điền như sau:
- Thượng Đan Điền: Trùng với huyệt Ấn Đường, nằm giữa 2 chân mày, còn gọi là “Đan Điền Thần”;
- Trung Đan Điền: Trùng với huyệt Đản Trung, nằm ở vị trí chính giữa đường nối 2 đầu ti, cắt ngang dọc theo xương ức, gọi là “Đan Điền khí”;
- Hạ Đan Điền: Nằm ở vị trí ngang với huyệt Khí Hải, nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rốn 1,5-3 cm, còn gọi là “Đan Điền tinh”
Theo quan niệm đông y, “Tinh, Khí, Thần” là cội rễ sự sống của con người, và trong Đạo giáo còn gọi là “Tam Bảo” của con người.
Huyệt Đan Điền quan trọng như thế nào?
Tuỳ với mỗi vị trí khác nhau của Huyệt Đan Điền mà có những tầm quan trọng khác nhau:
Thượng Đan Điền
Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ với cách ấn vào vùng 2 bên thái dương và trước trán mỗi khi nhức đầu, đặc biệt thường thấy mọi người thường nắn bóp ở trước trán và nếu trúng gió thì sẽ đỏ ửng lên, sắc đỏ rõ nét. Đúng vậy, đây chính là tác dụng của Thượng Đan Điền, hay còn gọi là huyệt Ấn Đường.
Huyệt có công dụng chữa những cơn đau đầu vùng trước trán và an định tâm thần hiệu quả, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và dịu lại tâm trí.
Ngoài ra biết cách bấm huyệt Ấn Đường sẽ giúp cho chúng ta đẩy lùi được rất nhiều bệnh tật.
Trung Đan Điền
Đây là huyệt thiên về phần khí, có công dụng trong việc điều khí, hoá đờm, thanh phế, thông ngực.
Bởi vậy mà không phải tự nhiên khi ho, chúng ta thường có thói quen đặt tay lên ngực và vỗ. Các cơn tức ngực, khó thở, đau thần kinh liên sườn cũng từ huyệt Đản Trung này mà ra.
Hạ Đan Điền
Huyệt Hạ Đan Điền còn có tên gọi khác là huyệt Khí Hải. Đây là huyệt ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận.
Tìm hiểu thêm: Người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có nguy hiểm không?
Huyệt này điều trị các bệnh gây ra do tắc nghẽn khí huyệt, các bệnh liên quan về thận và các vùng bên dưới như rối loạn kinh nguyệt, đái dầm, suy nhược cơ thể, tiểu nhiều, tuyến tiền liệt,…
Trong khí công, huyệt Hạ Đan Điền là một trong những vùng tụ khí của cơ thể nên có vai trò rất quan trọng, bởi vậy ta thường nghe câu “đưa hơi xuống huyệt Đan Điền” chính là để đưa hơi xuống bụng, làm cho khí tụ luôn dồi dào ở Khí Hải, giúp cơ thể cường tráng, từ đó chuyển hoá ra bên ngoài da, giúp da đẹp hơn, săn chắc hơn.
Cách châm cứu và bấm huyệt Đan Điền
Đối với huyệt Thượng Đan Điền
Huyệt này được xem như “con mắt thứ 3”, huyệt Thượng Đan Điền hay còn gọi là huyệt Ấn Đường giúp cho chúng ta không chỉ nhận biết các bệnh lý thông tường mà còn hỗ trợ nhiều bệnh trên cơ thể.
Để tác động vào huyệt Thượng Đan Điền, sau khi đã xác định chính xác vị trí của huyệt, bạn hãy mát xa, day bấm mỗi ngày khi cơn đau đầu xuất hiện theo hướng dẫn sau:
- Dùng ngón tay cái ấn hoặc gõ vào huyệt Ấn Đường trong 1 – 3 phút.
- Dùng 2 ngón tay ấn vào vị trí của huyệt này và vuốt từ từ sang hai bên thái dương khoảng 30 lần.
- Tiếp theo dùng tay bấu lên vùng da ở vị trí huyệt Ấn Đường, nhéo mạnh khoảng 50 cái.
Bạn cũng có thể đưa bàn tay ra trước mũi, đưa đầu nghiêng ra phía trước và dùng ngón tay day ấn và huyệt Thượng Đan Điền trong 5 phút.
Với cách trên sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng và nhức đầu tức khắc.
Đối với huyệt Trung Đan Điền
Khi bạn có dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn gây khó chịu, khó thở, bạn có thể bấm ngay huyệt Hạ Đan Điền để làm dịu đi cơn đau này bằng cách dùng hai ngón tay cái liên tục xoa vào huyệt đạo này theo chiều dọc cho đến khi thấy da lồng ngực của mình nóng lên.
Hoặc cách khác, bạn có thể ép 2 ngón tay cái lên huyệt để có cảm giác tức ngực tại chỗ đó, sau đó vừa ấn vừa xoa theo chiều kim đồng hồ trong 5 giây. Sau 5 giây thì nghỉ trong ba giây và thực hiện tiếp trong 2 phút để cơn đau giảm đi.
Có thể bấm huyệt Đản Trung để làm dịu đi những cơn đau này với tần suất thực hiện 2 lần/ngày. Phương pháp này sẽ có hiệu quả ngay lập tức và làm giảm đi những cơn co thắt tại vị trí liên sườn. Đây không phải là cách để chữa dứt điểm mà chỉ là giải pháp tạm thời để bệnh nhân vượt qua những cơn đau hiệu quả.
Đối với huyệt Hạ Đan Điền
Đối với huyệt này bạn vừa có thể bấm huyệt và châm cứu như sau:
- Bấm huyệt: Đầu tiên bạn xác định vị trí huyệt. Sau đó áp toàn bộ 2 bàn tay lên vùng bụng, mát xa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, thực hiện từ 1 – 3 phút cho đến khi cảm thấy bụng mình ấm nóng. Tiếp đến bạn dùng ngón tay cái của tay phải ấn lên huyệt Hạ Điền một lực vừa phải và day nhẹ trong vòng 3 phút rồi thả ra. Bạn nên thực hiện. Tốt nhất là nên bấm huyệt vào buổi tối để đạt được hiệu quả cao hơn, đặc biệt là đối với nam giới.
- Châm cứu: Đầu tiên bạn xác định chính xác vị trí của huyệt, sau đó châm kim vào huyệt theo hướng thẳng đứng, sâu từ 0,3 – 2 thốn. Thời gian châm cứu hợp lý là từ 15 – 20 phút.
>>>>>Xem thêm: Ngứa toàn thân từng cơn vào ban đêm có phải dấu hiệu của dị ứng?
Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt Đan Điền
Khi sử dụng các phương pháp châm cứu và bấm huyệt Đan Điền cần lưu ý các điều sau:
- Vì đây là những cách dân gian truyền tai nhau để có thể khắc phục những căn bệnh cơ bản, giúp người bệnh có thể dịu đi những cơn đau này ngay lập tức. Tuy nhiên với những bệnh mãn tính, đây không phải là cách để chữa dứt điểm mà chỉ là giải pháp tạm thời để bệnh nhân vượt qua những cơn đau hiệu quả.
- Huyệt Đan Điền cũng nằm ở các vị trí khá nhạy cảm và quan trọng, vậy nên phải thật cẩn thận khi thực hiện, đặc biệt là trẻ em.
- Không được thực hiện khi cơ thể mới ăn no hoặc đang quá đói vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
- Phụ nữ mang thai đặc biệt không sử dụng các phương pháp châm cứu và bấm huyệt ở Trung Đan Điền và Hạ Đan Điền vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
- Với các trường hợp mắc các bệnh lý, bạn vẫn nên tới các cơ sở bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy huyệt Đan Điền có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ chúng ta. Tuy nhiên trước khi thực hiện các phương pháp chữa trị hoặc thực hiện các động tác bấm huyệt và châm cứu các huyệt trên, bạn cần hỏi ý kiến các bác sĩ và thầy thuốc có chuyên môn để được cho lời khuyên và hướng dẫn để có thể mang lại các kết quả tốt nhất nhé. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!