Y học cổ truyền ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến hiện nay. Bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa bệnh được tin tưởng bởi chúng lành tính, không xâm lấn. Vậy bấm huyệt chí âm có tác dụng gì? Bài viết sẽ thông tin đến bạn.
Bạn đang đọc: Huyệt chí âm là huyệt gì? Lúc nào không nên bấm huyệt?
Cơ thể chúng ta sở hữu rất nhiều huyệt đạo. Trong quan niệm của Đông Y thì các huyệt đạo luôn có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau khi bị tác động. Bấm huyệt hay châm cứu là giải pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Vậy huyệt chí âm là huyệt gì? Bấm huyệt đạo này có tác dụng như thế nào? Bài viết sẽ thông tin chính xác đến bạn.
Tác dụng của việc bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp trị bệnh dựa theo lý luận Y học cổ truyền. Đặc điểm của phương pháp này chính là xoa bóp bấm huyệt, sử dụng bàn tay, ngón tay cùng các kỹ thuật như xoa, day, ấn, vận động các khớp để tác động lực lên da, cơ, gân, các khớp theo chiều hướng tích cực.
Trước khi quan tâm đến bấm huyệt chi âm mang lại tác dụng gì, ta cùng điểm qua các lợi ích mà việc bấm huyệt nói chung mang lại cho sức khỏe:
- Với hệ thần kinh: Xoa bóp bấm huyệt tác động lên đầu tận các dây thần kinh cảm giác ở da. Từ đó tạo kích thích lan truyền đến các trung khu thần kinh ở tủy sống và não bộ và giúp giảm đau, thư giãn thần kinh.
- Với hệ tuần hoàn: Thao tác bấm huyệt bằng lực nông sâu khác nhau sẽ giúp luân chuyển một lượng lớn máu từ nội tạng ra da và ngược lại. Từ đó máu trong hệ thống tĩnh mạch lưu thông rất dễ dàng.
- Với hệ hô hấp: Bấm huyệt giúp tác động lên khoanh thần kinh ở các đốt sống vùng cổ, vùng lưng. Sau cùng sẽ tạo nên các phản xạ liên quan đến hô hấp giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp.
- Với hệ tiêu hoá: Những ai hay bị khó tiêu, nặng bụng, ợ hơi rất phù hợp để tiến hành bấm huyệt. Các thao tác xoa bóp bấm huyệt sẽ làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan tiêu hoá. Một số huyệt đạo khi được tác động sẽ làm tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hoá tốt.
- Với cơ bắp, xương khớp: Bấm huyệt sẽ giúp gia tăng sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp. Các chấn thương sẽ nhanh lành hơn, ít để lại di chứng hơn nếu bạn được “bắt trúng bệnh”. Xoa bóp bấm huyệt kết hợp vận động khớp giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn từ đó giúp nuôi dưỡng gân khớp, giảm sưng phù khớp.
- Với da: Bấm huyệt ở một mức độ nào đó cũng được xem là phương pháp massage. Việc massage giúp các tuyến da hoạt động tốt hơn, làm bong các lớp da chết, cải thiện tuần hoàn máu ở da và nuôi dưỡng làn da tốt hơn.
Huyệt chí âm là huyệt gì?
Huyệt đạo này là huyệt thứ 67 của kinh bàng quang. Trong thuật ngữ Đông Y thì huyệt này là huyệt tỉnh, thuộc hành kim và là huyệt Bổ của kinh bàng quang. Vị trí huyệt nằm ở bờ ngoài ngón chân út, cách gốc móng chân 0.2 thốn, nằm trên đường tiếp giáp da gan chân – mu bàn chân.
Tìm hiểu thêm: Nếu quên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?
Bấm huyệt chí âm có thể giúp trị nóng gan bàn chân, trị đau đầu, ngạt mũi, chảy máu mũi. Ngoài ra nếu bạn thường xuyên bị khó tiểu, ngứa ngáy, chuột rút, sốt rét thì nên tìm đến lương y để tiến hành bấm huyệt giúp giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể tiến hành châm cứu huyệt đạo này phối hợp cùng các huyệt đạo khác để điều trị một số bệnh lý:
- Phối hợp với huyệt khúc tuyền trị tinh thoát.
- Phối hợp huyệt bá hội, thân mạch trị mắt đỏ, chóng mặt, não hôn.
- Phối hợp huyệt dương phụ, thái bạch để trị đau thắt lưng và đau hông sườn.
- Phối hợp huyệt ốc ế trị mụn nhọt, đau nhức.
- Phối hợp huyệt thái dương, liệt khuyết để trị đau nửa đầu.
Lúc nào không nên bấm huyệt?
Sau khi hiểu về huyệt chí âm, ta cùng quan tâm đến những lưu ý khi bấm huyệt:
- Bấm huyệt không dành cho tất cả mọi người: Thật vậy, xoa bóp bấm huyệt có thể điều trị đa bệnh như bệnh về xương khớp, các cơn đau cấp tính và mãn tính, bệnh về đường tiêu hoá. Nhưng nếu bạn đang bị chấn thương kín hoặc hở, các vết thương sưng tấy, lở loét hay bị viêm ruột thừa, xuất huyết dạ dày, suy tim, suy thận thì không được sử dụng biện pháp bấm huyệt.
- Không tự ý bấm huyệt tại nhà: Xoa bóp bấm huyệt cần các kỹ thuật đòi hỏi bạn phải là người thật am hiểu về Đông Y. Tuy nhiên những kiến thức này ít người có được ngoại trừ các bác sĩ có chuyên môn. Vậy nên tốt nhất không nên bấm huyệt tại nhà để tránh gây hại cho cơ thể.
- Tác dụng phụ: Bấm huyệt là giải pháp điều trị thường được mặc định là lành tính, không tác dụng phụ. Tuy nhiên thực tế không phải thế. Khi xoa bóp bấm huyệt thì có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, vã mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt. Lúc này bạn nên nằm nghỉ tại chỗ, nên ăn nhẹ trước khi điều trị và hạn chế dùng chất kích thích.
- Không lạm dụng bấm huyệt: Nếu bạn tiến hành bấm huyệt quá thường xuyên thì sẽ xảy ra tình trạng “lờn” xoa bóp, “ghiền” xoa bóp. Lúc này bạn sẽ cảm thấy tác dụng bấm huyệt không hiệu quả cao như những lần đầu. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên điều trị 10 – 15 phút mỗi đợt điều trị. Tần suất điều trị có thể là mỗi ngày hoặc cách ngày tuỳ mức độ bệnh.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm gen ung thư và những điều cần biết
Trên đây là những chia sẻ về huyệt chí âm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về huyệt đạo này và biết được bản thân có phù hợp với phương pháp điều trị này hay không.