Hội chứng rối loạn thâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng này có thể được cải thiện hiệu quả bằng việc dùng thuốc và thay đổi cách sinh hoạt, lối sống,… nên nếu gặp phải, người bệnh không nên quá lo lắng.
Bạn đang đọc: Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng hội chứng nặng hơn so với hội chứng tiền kinh nguyệt thông thường. Theo các khảo sát, có khoảng 20 – 40% phụ nữ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) từ trung bình đến nặng, trong đó có 3 – 8% người thậm chí không thể sinh hoạt bình thường vì chịu ảnh hưởng từ những triệu chứng này. Để hiểu rõ hơn về hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, KenShin mời bạn tham khảo bài viết sau.
Contents
Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là gì?
Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một thể nặng hơn, mức độ nghiêm trọng hơn so với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hội chứng tiền kinh nguyệt khiến phụ nữ bị đầy hơi, ngực căng tức khó chịu trước kỳ kinh nguyệt từ 1 – 2 tuần thì người mắc hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt lại có biểu hiện kèm theo cáu kỉnh, khó chịu, lo lắng hoặc thậm chí trầm cảm.
Những triệu chứng này ở người mắc hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể cải thiện tốt hơn sau 1 – 2 ngày từ khi có kinh nguyệt nhưng chúng hoàn toàn có thể tái lại với mức độ nặng hơn, dẫn đến nhiều cản trở, bất tiện trong cuộc sống, công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Người bị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) thường có biểu hiện khá tương đồng với hội chứng tiền kinh nguyệt thông thường nhưng ở mức nặng hơn, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu xuất hiện ở người mắc hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thường trong tuần trước khi kỳ kinh nguyệt đến và dần ổn định sau khi có kinh nguyệt 1 – 2 ngày.
Khi chịu đựng những triệu chứng khó chịu mà hội chứng này gây ra, người bệnh có thể khó khăn trong việc sinh hoạt bình thường. Một số người được khảo sát cho biết họ thậm chí thấy bản thân mình như đang biến thành một người hoàn toàn khác khi mắc hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD). Bạn có thể nhận thấy hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thông qua một số biểu hiện như:
- Đau đầu;
- Chóng mặt;
- Đau lưng;
- Bốc hỏa;
- Mất ngủ;
- Ngất xỉu;
- Hay quên;
- Dễ xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể;
- Mệt mỏi trầm trọng;
- Tim đập nhanh;
- Thị lực giảm hoặc thay đổi;
- Hô hấp có vấn đề;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Kém tập trung;
- Dễ xúc động, mau nước mắt hơn thông thường;
- Co thắt cơ, tê hoặc bị ngứa ran các chi;
- Hoang tưởng hoặc gặp vấn đề với hình ảnh của bản thân;
- Đầy hơi, cảm giác thèm ăn liên tục, rối loạn tiêu hóa;
- Tâm trạng thay đổi nhanh thất thường, dễ cáu kỉnh, hồi hộp, lo lắng.
Tìm hiểu thêm: Glutathione có tác dụng gì đối với làn da của bạn?
Ngoài những dấu hiệu phổ biến nên trên, người mắc hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt còn có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như:
- Ứ nước: Triệu chứng này khi bị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể khiến phụ nữ bị đau vú, giảm sản sinh nước tiểu, sưng phù tay chân, tăng cân tạm thời,…
- Vấn đề về da: Làn da có thể thay đổi, xuất hiện mụn trứng cá, viêm da hoặc ngứa ngáy khó chịu,…
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD), bao gồm cả hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Một số ý kiến cho rằng hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có nguồn gốc từ những bất thường của não bộ trước sự thay đổi, dao động của hormone trong cơ thể, đặc biệt là kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này dẫn đến thiếu hụt, suy giảm chất serotonin dẫn truyền thần kinh.
Bên cạnh đó, một số phụ nữ bị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt còn có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn tâm trạng, người có tiền sử hoặc đang bị trầm cảm.
Chẩn đoán hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Triệu chứng của hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt không có tính đặc trưng và dễ nhầm lẫn với nhiều tình trạng sức khỏe khác nên muốn chẩn đoán hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt cần thực hiện thêm kiểm tra thể chất, tìm hiểu tiền sử bệnh án của người bệnh hoặc người thân, xét nghiệm,… để loại trừ khả năng bệnh khác gây những triệu chứng này.
Theo hướng dẫn từ Sổ tay chẩn đoán và thống kê phiên bản 5 của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) cho biết, người có triệu chứng hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt phải có mặt trong tối thiểu 2 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp mới có thể nghi ngờ và thực hiện các chẩn đoán tiếp theo.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân xuất hiện ít nhất 5 triệu chứng nêu trên và 1 triệu chứng dưới đây cũng được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, cụ thể như:
- Cảm giác buồn bã, chán nản hoặc cảm thấy vô vọng;
- Cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng;
- Tâm trạng thay đổi thất thường, nhạy cảm hơn thông thường;
- Cảm giác tức giận, cáu kỉnh, khó chịu.
Điều trị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) hiện được điều trị, hỗ trợ điều trị theo 4 phương pháp chính như sau:
Sử dụng thuốc: Chưa có thuốc đặc trị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai với một số trường hợp nhất định để kiểm soát triệu chứng của hội chứng này.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về teo cơ delta và phương pháp điều trị
Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét đến việc cắt bỏ buồng trứng. Đây là cách điều trị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt nhưng lại gây mãn kinh sớm và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của phụ nữ nên cần cân nhắc rất kĩ trước khi quyết định thực hiện.
Thực phẩm chức năng: Bác sĩ có thể khuyến khích người mắc hội chứng hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt nên bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng để cải thiện từ bên trong, ví dụ như magie oxit, chiết xuất Chasteberry (cây trinh nữ châu Âu), dầu hoa anh thảo, viên uống canxi, vitamin B6, vitamin E,…
Biện pháp thay thế: Một số biện pháp thay thế khác giúp giảm triệu chứng của hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt bao gồm tập yoga, châm cứu, bấm huyệt, kích thích thần kinh, giảm đường, muối và caffeine trong chế độ ăn,…
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ KenShin đã giúp bạn hiểu được thế nào là hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) cũng như một số thông tin liên quan đến hội chứng này. Nếu có biểu hiện mắc PMDD bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt và thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, tích cực hơn.