Hội chứng mô bào ở trẻ em: Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị

Hội chứng mô bào xảy ra khi có sự phát triển quá mức của các tế bào Langerhans gây tổn thương mô và viêm với nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy hội chứng mô bào được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Bạn đang đọc: Hội chứng mô bào ở trẻ em: Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị

Hội chứng mô bào đặc trưng bởi hiện tượng chốc đầu kéo dài. Khi trẻ bị chốc đầu trong thời gian dài mà điều trị da liễu không hiệu quả thì rất có thể trẻ đã mắc hội chứng mô bào. Trước khi tìm hiểu phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị chứng mô bào ở trẻ em, hãy cùng KenShin điểm qua một vài nét cơ bản về hội chứng này bạn nhé.

Tổng quan về hội chứng mô bào

Hội chứng mô bào hay còn gọi là bệnh mô bào Langerhans, đặc trưng bởi sự tăng sinh và tích tụ bất thường của các tế bào Langerhans – loại tế bào thuộc hệ thống bạch cầu đơn nhân đại thực bào.

Bình thường, Langerhans là tế bào thuộc hệ miễn dịch, đảm nhận vai trò bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở trẻ mắc hội chứng mô bào, các tế bào này lại nhân lên một cách bất thường và phát triển quá mức gây tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như hệ thống tạo máu, mô xương, phổi, hạch lympho, gan, lách…

Hội chứng mô bào là một hội chứng khá hiếm gặp và bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, bệnh thường chủ yếu gặp ở đối tượng là trẻ em.

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 5,4 triệu trẻ em mắc căn bệnh này và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam thường cao hơn trẻ nữ.

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, tiên lượng của bệnh với trẻ trên 2 tuổi khá tốt, chỉ gây tổn thương tại một trong các cơ quan như da, xương và hạch bạch huyết. Song, đối với trẻ dưới 2 tuổi thì tổn thương thường xảy ra ở nhiều cơ quan.

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố được đánh giá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải được kể đến như môi trường sống ngột ngạt, trong gia đình có người mắc ung thư trước đó, phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng trước và sau khi sinh cũng làm tăng nguy cơ trẻ sau khi sinh ra bị mắc bệnh.

Hội chứng mô bào ở trẻ em: Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị

Hội chứng mô bào xảy ra chủ yếu ở trẻ em

Triệu chứng của hội chứng mô bào

Tuỳ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương mà các triệu chứng của hội chứng mô bào ở mỗi người là khác nhau. Khi mắc hội chứng mô bào, trẻ có thể gặp một số triệu chứng sau:

Tổn thương da và móng

Tổn thương thường xảy ra ở các vùng da đầu, mặt, mông, các vùng nếp gấp và thân mình. Các tổn thương này có thể ở dạng tróc vảy, sần phù cứng màu nâu hoặc màu vàng, nằm tập trung hoặc lan rộng, ban xuất huyết dạng sần, có thể có rỉ nước giống như viêm da tiết bã nhờn.

Các tổn thương vùng da đầu ở trẻ mắc hội chứng mô bào rất dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với hiện tượng chốc đầu ở trẻ em. Điều này dẫn đến kéo dài thời gian phát hiện bệnh và khiến cho tổn thương ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả điều trị cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

Tổn thương xương

Theo thống kê có đến 80% trẻ mắc hội chứng mô bào có tổn thương xương, trong đó, phổ biến nhất ở xương sườn, xương hộp sọ, xương chậu, xương cánh tay, xương ổ mắt… Trẻ có thể phải đối mặt những cơn đau tại vị trí xương bị tổn thương kèm với biểu hiện sưng mô mềm từ đó dẫn đến các triệu chứng như viêm xương tai chũm tái diễn, viêm tai giữa, lồi mắt, gù vẹo cột sống…

Tổn thương các cơ quan khác

Ngoài da, móng và xương, hội chứng mô bào còn có thể làm tổn thương một số cơ quan khác trong cơ thể như:

  • Tổn thương tuỷ xương, gan và lách: Trẻ thường có các triệu chứng như thiếu máu, vàng da, gan lách to, xuất huyết giảm tiểu cầu, có thể có phù hoặc cổ trướng, nhiễm trùng và sốt…
  • Tổn thương phổi với các triệu chứng như ho khan, khó thở, đau tức ngực…
  • Tổn thương thần kinh trung ương với một số biểu hiện như mất thăng bằng, nói khó, đau đầu, suy giảm thị lực, thay đổi hành vi và giảm trí nhớ…

Hội chứng mô bào ở trẻ em: Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị

Hội chứng mô bào gây ra những tổn thương các cơ quan trong cơ thể

Chẩn đoán hội chứng mô bào

Để chẩn đoán hội chứng mô bào, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số thăm dò cận lâm sàng để xác định chẩn đoán. Cụ thể:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp MRI não, chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng, xạ hình xương, chụp PET/CT toàn thân…
  • Xét nghiệm tế bào: Test lẩy da, công thức máu ngoại vi, tủy đồ…
  • Xét nghiệm hoá sinh: Men gan GPT và GOT, protid và albumin máu, hormon tuyến yên và hormone chống bài niệu…
  • Xét nghiệm đột biến gen.
  • Xét nghiệm mô bệnh học.

Trong đó, xét nghiệm mô bệnh học được đánh giá là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán.

Tìm hiểu thêm: Làm xét nghiệm beta HCG ở đâu tốt nhất?

Hội chứng mô bào ở trẻ em: Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán hội chứng mô bào

Điều trị hội chứng mô bào

Nếu tình trạng chốc đầu ở trẻ xảy ra dai dẳng và điều trị da liễu không mang lại hiệu quả, các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà thay vào đó, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám để được tầm soát và phát hiện bệnh sớm. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các rủi ro đối với sức khỏe của trẻ.

Phác đồ điều trị hội chứng mô bào phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng, mức độ tổn thương và mức độ lan rộng. Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên tắc sau:

  • Điều trị hỗ trợ thông qua các biện pháp vệ sinh từ đó giúp hạn chế tổn thương vùng da, tai và răng.
  • Sử dụng thuốc: Các nhóm thuốc gây độc tế bào như Mercaptopurine, Vinblastine và corticoid. Liệu trình điều trị sẽ bao gồm giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Trong đó, 6 tuần đối với điều trị tấn công và điều trị duy trì trong 18 tuần. Các nghiên cứu chỉ ra có đến 80% trẻ mắc hội chứng mô bào đáp ứng tốt với điều trị tấn công và 81,2% trẻ mắc bệnh đáp ứng tốt sau khi hoàn tất liệu trình điều trị. Tuy nhiên, trẻ có thể bị giảm bạch cầu hạt và hồng cầu trong quá trình điều trị song tác dụng phụ này sẽ hết sau điều trị.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp xạ trị, ghép tế bào gốc nếu các phương pháp khác không hiệu quả.

Hội chứng mô bào ở trẻ em: Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị

>>>>>Xem thêm: Huyệt Liệt Khuyết nằm ở đâu?

Hội chứng mô bào có thể được điều trị bằng thuốc

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh hội chứng mô bào mà KenShin đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này. Có thể thấy rằng, hội chứng mô bào là căn bệnh ác tính, vô cùng nguy hiểm, gây ra rất nhiều triệu chứng giống với tình trạng chốc đầu thông thường mà trẻ hay gặp phải. Chính vì thế, hãy chủ động đưa trẻ đi khám nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cha mẹ nhé. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và từ đó trẻ được điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *