Gợi ý phác đồ điều trị bệnh giun đầu gai

Bệnh giun đầu gai là bệnh gì? Phác đồ điều trị giun đầu gai như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của KenShin nhé!

Bạn đang đọc: Gợi ý phác đồ điều trị bệnh giun đầu gai

Người mắc bệnh giun đầu gai thường tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa loại ký sinh trùng Gnathostoma spp như cá nước ngọt, lươn, ếch, nhái, bò sát, ốc, tôm, cua,… Dù có thể điều trị khỏi nhưng có từ 8% – 25% trường hợp người bệnh chịu di chứng để lại kéo dài hoặc tử vong. Vậy phác đồ điều trị giun đầu gai như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay điều đó qua bài viết sau đây!

Bệnh giun đầu gai là bệnh gì?

Bệnh giun đầu gai là căn bệnh truyền nhiễm do loại giun tròn đầu có gai (Gnathostoma spp) gây ra. Trên thế giới đã ghi nhận có ít nhất 5 loài giun đầu gai có thể gây bệnh cho con người gồm Gnathostoma spinigerum, Gnathostoma hispidum, Gnathostoma doloresi, Gnathostoma nipponicum và Gnathostoma binucleatum. Tại Việt Nam, Gnathostoma spinigerum là loài giun gây bệnh chủ yếu.

Gợi ý phác đồ điều trị bệnh giun đầu gai

Bệnh giun đầu gai do ký sinh trùng Gnathostoma spp gây ra

Nguyên nhân gây bệnh giun đầu gai

Do sở thích sưu tầm những món ăn “độc lạ” như gỏi cá sống, thịt tái, ăn cá sống với mù tạt, cá nhúng giấm,… hoặc ăn các loại thực phẩm sống như tôm, tép, cá nước ngọt, lươn, cua, chim, bò sát,… của nhiều người đã khiến họ gặp phải căn bệnh đáng sợ này. Bởi các loại thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín này thường có chứa loại kí sinh trùng giun đầu gai nên con người khi tiêu thụ phải, sẽ dễ dàng có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Dù có phác đồ điều trị giun đầu gai nhưng thống kê cho thấy có tới 8% đến 25% ca bệnh sẽ để lại di chứng kéo dài hoặc có tỷ lệ tử vong cao.

Triệu chứng của căn bệnh giun đầu gai

Căn bệnh ký sinh trùng này có triệu chứng lây nhiễm như sau:

Vào giai đoạn đầu khoảng tuần thứ 2 đến 3: Ấu trùng sẽ bắt đầu tấn công vào cơ thể bằng cách đi qua dạ dày, ruột, gan. Lúc này, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp, bệnh nhân có dấu hiệu bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Giai đoạn di chuyển khoảng tuần thứ 3 – 4: Triệu chứng của bệnh giun đầu gai thường có vào giai đoạn 3 – 4 tuần sau khi bị lây nhiễm. Người bệnh có thể bị tình trạng sưng tấy da kèm theo đau, đỏ hoặc ngứa. Nếu dùng ngón tay ấn vào vết sưng sẽ không có vết lõm.

Gnathostoma spp có thể xâm nhập vào các bộ phận trên cơ thể như mắt, tai, phổi, bàng quang, não,… Nếu để chúng di chuyển vào phần mắt sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, mù lòa hoặc tê liệt cơ,… Khi chúng di chuyển vào não sẽ gây đau đầu, giảm ý thức, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Lưu ý, những bệnh nhân khi bị nhiễm ký sinh trùng di chuyển dưới da ở vùng mặt thường có nguy cơ bị tấn công lên não hoặc mắt nhiều hơn.

Gợi ý phác đồ điều trị bệnh giun đầu gai

Triệu chứng bệnh giun đầu gai

Gợi ý phác đồ điều trị giun đầu gai

Nguyên lý điều trị

Điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc đặc hiệu kết hợp với điều trị triệu chứng.

Điều trị đặc hiệu

Phác đồ 1: Albendazole (viên nén 200mg và 400mg)

Liều lượng:

  • Người lớn: 800mg/ngày, chia làm 2 lần/ngày trong vòng 21 ngày.
  • Trẻ em > 1 tuổi: 10 – 15mg/kg/ngày (tối đa 800mg/ngày), chia làm 2 lần/ngày trong vòng 21 ngày.

Điều trị: Khi bị nhiễm giun đầu gai ở mắt hoặc hệ thần kinh, không khuyến khích sử dụng albendazole vì có thể làm tình trạng của bệnh nhân trở nặng. Thay vào đó, điều trị các triệu chứng và cân nhắc sử dụng corticosteroid.

Chống chỉ định albendazole:

  • Người có tiền sử quá mẫn với benzimidazole.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Người có tiền sử nhiễm độc tủy xương.

Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng albendazole đối với người bị suy gan hoặc suy thận.

Phác đồ 2: Ivermectin (viên nén 6mg)

Liều lượng: Người lớn và trẻ em từ 25 tuổi trở lên: 0,2mg/kg x 01 liều/ngày trong vòng 2 ngày.

Điều trị: Trong trường hợp nhiễm giun đầu gai ở mắt hoặc gây rối loạn cho hệ thần kinh, khuyến cáo không nên sử dụng ivermectin vì có thể làm tình trạng của bệnh nhân trở nặng hơn. Thay vào đó, điều trị các triệu chứng và cân nhắc sử dụng corticosteroid.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hội chứng tiết ADH không thích hợp

Gợi ý phác đồ điều trị bệnh giun đầu gai
Phác đồ điều trị bệnh giun đầu gai: Sử dụng viên nén Ivermectin

Chống chỉ định của ivermectin:

  • Bệnh nhân có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh có liên quan đến rối loạn hàng rào máu não.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Cẩn trọng: Khi sử dụng ivermectin cho người tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc.

Phác đồ 3: Thiabendazole (viên nén 500 mg)

Liều dùng: Hai lần/ngày trong vòng 7 ngày, tuân theo cân nặng của bệnh

  • Cân nặng 13.60 –
  • Cân nặng 22.6 –
  • Cân nặng 34.0 –
  • Cân nặng 45.0 –
  • Cân nặng 56.0 –
  • Cân nặng ≥ 68.0 kg: 1500mg.

Điều trị: Áp dụng với thể nội tạng và thể thông thường.

Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Cẩn trọng:

  • Cẩn thận khi dùng cho người bị suy gan, suy thận.
  • Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu và đang cho con bú.
  • Không nên sử dụng khi tham gia vận hành máy móc, lái tàu hoặc xe.
  • Không áp dụng đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi hoặc trọng lượng cơ thể dưới 13,6 kg.

Điều trị triệu chứng

Dựa vào các triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp:

  • Ngứa, phát ban: Sử dụng thuốc kháng histamin cho đến khi các triệu chứng giảm đi.
  • Sốt: Khi bệnh nhân bị sốt, kết hợp các phương pháp hạ sốt cơ học và sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Bổ sung: Cung cấp men tiêu hóa, vitamin tổng hợp và hỗ trợ gan..

Phương pháp phòng tránh bệnh giun đầu gai

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ điều trị giun đầu gai, người bệnh còn cần biết cách phòng tránh tái lại, cụ thể như:

  • Không ăn các loại thực phẩm sống hoặc chưa chín.
  • Uống nước đã được đun sôi để nguội, nên đun sôi nước trên 5 phút.
  • Mang găng tay khi chế biến các loại thực phẩm hay tiếp xúc với nguồn nước, thịt bị ký sinh trùng.

Gợi ý phác đồ điều trị bệnh giun đầu gai

>>>>>Xem thêm: Điểm danh 4 triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa và cách xử trí

Thực hiện ăn chín, uống sôi giúp phòng ngừa bệnh giun đầu gai

Bệnh giun đầu gai thường xuất hiện từ việc tiêu thụ thịt sống, chưa nấu chín có chứa ấu trùng của giun. Do đó, để phòng ngừa hãy sử dụng các thực phẩm và dùng nguồn nước đã nấu chín, tiệt trùng. Đồng thời, khi mắc bệnh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị giun đầu gai của bệnh viện nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *