Giải đáp thắc mắc: Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

Đứt dây chằng là một trong những chấn thương thường gặp ở người chơi thể thao, đặc biệt là chấn thương dây chằng đầu gối. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà các bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Một câu hỏi đặt ra: Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được đang là vấn đề quan tâm của rất nhiều độc giả, nhất là những ai đã và đang chuẩn bị mổ dây chằng. Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng KenShin điểm qua một vài thông tin cơ bản về tình trạng đứt dây chằng bạn nhé.

Sơ lược về tình trạng đứt dây chằng

Dây chằng là cầu nối giữa các xương với nhau. Tuy có kết cấu bền vững và khỏe mạnh nhưng dây chằng vẫn có thể bị tổn thương, thậm chí là đứt. Điều này gây nên tình trạng bong gân ở nhiều cấp độ khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đứt dây chằng xảy ra khi các khớp phải chịu sự tác động của một lực lớn, chẳng hạn như xoay khớp quá mạnh hoặc té ngã. Một số vị trí rách dây chằng phổ biến có thể kể đến như đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay, cổ và lưng.

Khi bị tổn thương dây chằng, người bệnh có thể sẽ có sưng đau và hạn chế cử động các khớp, khiến cho các khớp trở nên lỏng lẻo. Lúc này các khớp trở nên không còn linh hoạt và dẻo dai như bình thường.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, khi bị đứt dây chằng, người bệnh có thể tự chăm sóc các triệu chứng tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Đứt dây chằng nếu không điều trị hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, trong đó biến chứng phổ biến nhất chính là mất sự ổn định của khớp. Người bệnh có thể bị thoái hoá sụn, thậm chí là thoái hoá khớp nếu không được điều trị phục hồi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị đau đớn, suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là có nguy cơ phải thay khớp.

Giải đáp thắc mắc: Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

Đứt dây chằng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Chẩn đoán tổn thương dây chằng

Để chẩn đoán dây chằng bị rách hay bị đứt, trước tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát vùng bị chấn thương, khai thác tiền sử chấn thương trước đó và các bệnh mãn tính nếu có. Việc thăm khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin chi tiết để đánh giá mức độ chấn thương.

Sau đó, các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số thăm dò cận lâm sàng như chụp X quang, chụp cộng hưởng từ để xác định chính xác dây chằng bị rách toàn bộ hay một phần.

Các bác sĩ chuyên khoa chia chấn thương dây chằng thành 3 mức độ chính, cụ thể:

  • Độ I: Mức độ tổn thương nhẹ, dây chằng không gây rách hoặc rách một phần không đáng kể.
  • Độ II: Chấn thương ở mức độ vừa phải, dây chằng bị đứt một phần và khớp lúc này biểu hiện lỏng lẻo bất thường.
  • Độ III: Mức độ chấn thương nặng, đứt toàn bộ dây chằng, dây chằng mất chức năng và các khớp gần như mất khả năng vận động.

Các phương pháp điều trị và hồi phục tổn thương dây chằng

Dây chằng bị đứt hoặc bị rách có lành lại được không là câu hỏi KenShin nhận được từ nhiều độc giả. Bởi đây là loại chấn thương khá nặng, do vậy mà KenShin hiểu được nỗi lo lắng của bạn.

Trên thực tế, hầu hết các dây chằng bị đứt hay rách đều có thể lành lại được nếu người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

Trong trường hợp tổn thương dây chằng mức độ I, các bác sĩ thường chỉ định điều trị theo phương pháp trị liệu RICE, tức là:

  • Nghỉ ngơi (R – Rest): Sau khi bị chấn thương, người bệnh cần hạn chế tối đa mọi tác động gây áp lực và căng thẳng cho vùng bị chấn thương. Cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Chườm đá (I – Ice): Tuy là một phương pháp đơn giản nhưng chườm đá lại mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng cho vùng bị chấn thương đồng thời giảm sưng tấy. Trong những ngày đầu sau chấn thương, bạn nên tích cực chườm đá đúng cách. Mỗi lần chườm từ 15 -30 phút và khoảng cách giữa các lần chườm tối thiểu là 2 giờ.
  • Băng ép ( C – Compression): Băng ép vùng chấn thương sẽ giúp giảm sưng đau cho người bệnh. Bạn có thể sử dụng một dải băng quấn quanh vết thương, tuy nhiên không nên quấn quá chặt để tránh gặp phải tác dụng ngược.
  • Nâng cao (E – Elevation): Để kiểm soát lưu lượng máu đến khu vực bị thương, bạn nên nâng cao vùng bị tổn thương. Điều này sẽ giúp bạn giảm sưng viêm hiệu quả. Chẳng hạn, bạn bị đứt dây chằng cổ chân, hãy kê cao chân khi nằm hoặc khi ngồi. Những chấn thương ở mức độ nhẹ sẽ hồi phục dần sau vài ngày.

Tổn thương dây chằng độ II, cùng với việc áp dụng phương pháp RICE, để nhanh hồi phục, bạn có thể kết hợp nẹp. Tuy nhiên, thời gian nẹp kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương.

Riêng những người có tổn thương dây chằng độ III, các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để nối lại toàn bộ dây chằng đứt.

Giải đáp thắc mắc: Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

Phẫu thuật có thể được cân nhắc với trường hợp tổn thương dây chằng độ III

Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được vẫn luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều độc giả.

Thông thường, người bị đứt dây chằng được khuyến cáo nghỉ ngơi tối thiểu 2 – 3 tháng trước khi quay trở lại các hoạt động như trước, trong đó bao gồm cả hoạt động tình dục.

Tuy nhiên, sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được còn phụ thuộc vào vị trí bị đứt của dây chằng. Cụ thể:

Đứt dây chằng đầu gối

Trong trường hợp đứt dây chằng đầu gối, người bệnh cần tránh quỳ lâu hoặc nhiều lần trong tối thiểu 4 tháng. Khi sử dụng cơ vòng trong phẫu thuật đứt dây chằng, người bệnh cần tránh quỳ gối trong vòng 1 – 2 năm để tránh làm tổn thương vùng phẫu thuật. Chính vì thế, người bệnh cần điều chỉnh lại tư thế khi quan hệ tình dục và cần đặc biệt lưu ý không nên quỳ gối quá lâu.

Ngoài ra, người bệnh không nên đặt bàn chân đã phẫu thuật xuống đất và xoay người. Điều này có thể khiến dây chằng bị đứt nhiều lần cùng nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể và cách ngăn ngừa

Giải đáp thắc mắc: Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?
Người bệnh đứt dây chằng đầu gối cần nghỉ ngơi nhiều trong thời gian đầu

Đứt dây chằng hông

Trong trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước, người bệnh nên hạn chế một số hoạt động trong vòng tối thiểu 3 tháng. Lúc này, người bệnh cần lưu ý không để gối trên hông, không bắt chéo chân, không gập gối quá 90 độ cà không gập chân quá xa. Để có thể quan hệ tình dục trở lại, người bệnh cần nghỉ ngơi tối thiểu 3 tháng.

Đứt dây chằng lưng

Ở lưng có tổng 14 dây chằng chính hay còn được gọi là dây chằng cột sống. Các dây chằng này có tác dụng bảo vệ cột sống và giữ cơ thể đứng thẳng.

Đứt dây chằng lưng khiến phạm vi chuyển động bị hạn chế như xoay mắt cá chân hoặc mở rộng đầu gối. Điều này khiến sự linh hoạt của người bệnh bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục.

Căn cứ vào mức độ đứt dây chằng mà người bệnh trong trường hợp này cần dành thời gian nghỉ ngơi từ 6 đến 8 tuần trước khi trở lại hoạt động tình dục. Trước khi quan hệ, bạn có thể tắm nước ấm để thư giãn các cơ đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng trước khi quan hệ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi tư thế quan hệ để không ảnh hưởng đến lưng cũng như gây căng dây chằng.

Giải đáp thắc mắc: Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

Sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được là thắc mắc của nhiều người

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tổn thương dây chằng mà KenShin đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi sau mổ dây chằng bao lâu thì quan hệ được. Chúc bạn sẽ luôn vui vẻ và thành công thật nhiều trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *