Khi bị gãy xương, bạn thường sẽ được các bác sĩ chỉ định bó bột để cố định phần xương bị gãy theo đúng trục giải phẫu bình thường cho đến lành lại. Có thể thấy tùy theo mức độ xương bị gãy như thế nào và cơ địa bình phục của mỗi người ra sao thì thời gian bó bột sẽ khác nhau. Vậy gãy xương 3 tuần tháo bột được chưa?
Bạn đang đọc: Gãy xương 3 tuần tháo bột được chưa? Tác dụng của bó bột
Bó bột là phương pháp phổ biến thường được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn cho những trường hợp chân bị gãy xương. Phương pháp này sẽ giúp chân được cố định và giúp phần xương bị chấn thương có thể lành lại một cách nhanh chóng. Tùy vào vị trí chấn thương cũng như các mức độ chấn thương mà thời gian bó bột của từng người sẽ khác nhau. Vậy gãy xương 3 tuần tháo bột được chưa?
Contents
Tác dụng của bó bột khi gãy xương
Theo một khảo sát của CDC vào năm 2010, có khoảng 4 triệu trường hợp được cấp cứu với tình trạng gãy xương. Và bó bột là phương pháp được sử dụng rỗng rãi trong việc điều trị chấn thương đặc biệt là trong những trường hợp gãy xương. Không chỉ giúp xương được giữ ổn định mà còn tạo điều kiện cho quá trình xương lành lại một cách tự nhiên hơn. Khả năng hỗ trợ giảm đau cũng như hạn chế lệch xương có thể xảy ra do các hoạt động thường ngày cũng được đảm bảo hơn khi bó bột. Giúp phần chấn thương không bị sưng hay gặp các cơn co thắt gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc bó bột có thể gây cản trở khi thực hiện các công việc sinh hoạt hằng ngày cho bạn. Vì thể, bạn nên chú ý hơn trong sinh hoạt, hạn chế không thấm nước hay làm cho phần bó bột bị ẩm để đảm bảo đúng thời gian phục hồi cho chấn thương.
Gãy xương 3 tuần tháo bột được chưa?
Thời gian dành cho việc bó bột tùy thuộc vào từng vùng chấn thương cũng như mức độ chấn thương như thế nào. Trung bình ở các vùng như xương chân tay, xương quay, xương trụ thì thời gian bó bộ khoảng 4 – 6 tuần, còn đối với những vùng như xương cột sống, xương chậu hay xương đùi thời gian bó bột có thể từ 6 đến 8 tuần hoặc thậm chí là 8 đến 10 tuần. Có nhiều người thắc mắc gãy xương 3 tuần tháo bột được chưa?
Câu trả lời sẽ là chưa bạn nhé! Bởi thời gian này xương chưa kịp lành. Thông thường đối với ột người trưởmng thành khi bị gãy xương bó bột mất khoảng 4 đến 6 tuần mới có thể tháo bột. Còn trẻ em xương lành nhanh hơn nên có thể tháo bột sơm hơn. Chính vì thế khi bó bột được 3 tuần bạn chưa thể tháo bột được. Hãy thường xuyên thăm khám với bác sĩ để theo dõi quá trình xương lành và được chỉ định tháo bột.
Các loại bó bột thường áp dụng
Có nhiều phương pháp bó bột được áp dụng với khả năng giúp hỗ trợ làm lành phần xương bị chấn thương một cách nhanh chóng. Tùy vào tình trạng chấn thương của mỗi người mà cần chỉ định phương pháp bó bột như sau:
- Bó bột từ sợi thủy tinh: Bó bột được làm từ sợi thủy tinh, thường nhẹ và bền hơn, giúp giảm trọng lượng của bó bột và thoáng khí, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Bó bột này hoàn toàn có thể điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân, tạo cảm giác dễ chịu và giúp cải thiện nhanh chóng vùng chấn thương.
- Bó bột từ thạch cao: Đây là nguyên liệu thường được dùng phổ biến ở hầu hết các các chấn thương liên quan đến gãy xương. Loại bó bột này thường có giá thành thấp hơn bó bột từ sợi thủy tinh và linh hoạt hơn trong việc tạo hình và điều chỉnh kích thước sao cho vừa vặn nhất đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, thạch cao thường nặng hơn và ít thoáng khí hơn bó bột bằng sợi thủy tinh.
- Dùng các loại nẹp: Ngoài bó bột, phương pháp dùng nẹp cũng có khả năng cố định vùng chấn thương giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Có hai loại nẹp thường được sử dụng là nẹp cứng và nẹp mềm. Các loại nẹp được sử dụng có chất liệu bằng gôm hoặc nhựa hay neoprene. Thường trong các trường hợp cần độ cân chỉnh cao thì ưu tiên dùng nẹp cứng, còn đối với những vùng chấn thương cần sự linh hoạt hơn thì dùng nẹp mềm.
Tìm hiểu thêm: Chụp X-quang đầu hết bao nhiêu tiền? Có tốn kém không?
Cách chăm sóc bệnh nhân sau khi tháo bột
Sau khi được chỉ định tháo bột cơ thể bạn sẽ dần được về lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý hơn về các hoạt động sau khi tháo bột. Sau đây là cách chăm sóc bệnh nhân sau khi tháo bột:
- Sau khi tháo bột bạn sẽ gặp phải tình trạng phần chi bó bột sẽ nhỏ hơn phần chi bên còn lại. Vì vậy bạn hãy thường xuyên hoạt động ở mức độ nhẹ để lấy lại được cân bằng giữa hai chi với nhau.
- Nếu bó bột ở chân, bạn hãy thường xuyên đi lại để ổn định các cơ xương khớp. Do quá trình mang bột phần cơ xương sẽ bị cố định trong thời gian dài. Nên duy trì các bài tập đều đặn để cơ thể được phát triển hoàn thiện nhất.
- Xoa nắn các vùng cơ tại nơi bó bột sẽ giúp vùng cơ đó được thư giản hơn. Không những thế còn tránh được tình trạng xơ cứng xương khớp, vôi hóa…
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để giúp xương chắc khỏe hơn.
>>>>>Xem thêm: Áp xe má là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Vậy 3 tuần tháo bột được chưa? Có thể thấy với thời gian 3 tuần bạn vẫn chưa có thể được tháo bột. Điều bạn cần làm là nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được đánh giá về mức độ lành của xương khớp. Bên cạnh đó, hãy kết hợp bổ sung các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng phục hồi về trạng thái ban đầu.