Giãn mao mạch mũi là tình trạng các mao mạch nổi lên trên bề mặt da ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị giãn mao mạch mũi KenShin đưa ra mà bạn có thể tham khảo.
Bạn đang đọc: Điều trị giãn mao mạch mũi như thế nào?
Giãn mao mạch mũi là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Giãn mao mạch mũi tuy không ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Contents
Nguyên nhân nào gây nên giãn mao mạch?
Giãn mao mạch xảy ra khi các mạch máu bên dưới lớp biểu bì của da phình to ra và nổi lên với các đặc điểm là có màu tím, xanh hoặc đỏ. Chúng xuất hiện dưới dạng những mạch máu nhỏ trông rất giống mạng nhện. Thông thường, giãn mao mạch dễ nhận thấy nhất ở những vùng da mỏng trên cơ thể như má, thái dương, mũi, chân,…
Giãn mao mạch còn được gọi với nhiều tên gọi khác như nổi gân máu, suy giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, giãn mạch máu dưới da, nổi mạch máu,… Một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giãn mao mạch có thể kể đến như:
- Tính chất của da và mạch máu: Tuần hoàn máu kém, độ đàn hồi của da kém, da bị tổn thương do nhiều yếu tố, lão hóa da,…
- Do thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, lúc này các mao mạch dưới da sẽ hiện rõ hơn.
- Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Tia cực tím từ mặt trời có thể khiến các mạch máu sưng lên và lộ rõ hơn trên da. Ngoài ra, trong da còn chứa các thành phần như elastin, collagen góp phần tạo nên độ đàn hồi và liên kết của da, khi ánh nắng trực tiếp chiếu vào da sẽ phá hủy liên kết giữa các mô làm giảm độ đàn hồi, dẫn đến tình trạng giãn mao mạch nghiêm trọng hơn.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có thành viên bị giãn mao mạch thì khả năng cao thế hệ sau cũng mắc bệnh này.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh, rối loạn nội tiết tố còn có thể ảnh hưởng đến mạch máu dưới da gây giãn mao mạch.
- Bệnh Rosacea: Đây là hội chứng đỏ mặt thường khiến mao mạch bị giãn và da đỏ ửng.
- Lạm dụng rượu và chất kích thích: Rượu và chất kích thích có chứa các hóa chất có thể làm giãn mao mạch trong một thời gian ngắn. Nếu bạn uống rượu thường xuyên da mặt sẽ ngày càng đỏ và các mạch máu sẽ giãn ra.
- Ô nhiễm môi trường hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, bao gồm chứng giãn mao mạch.
- Sử dụng nhiều sản phẩm có chứa thành phần corticoid: Thường là các loại mỹ phẩm làm đẹp, trắng da không rõ nguồn gốc chứa lượng lớn corticoid dẫn đến tác dụng phụ như teo da, bào mòn da, khiến da mỏng đi và lộ mạch máu dưới da.
Một vài phương pháp điều trị giãn mao mạch mũi
Dưới đây là một vài biện pháp giúp cải thiện tình trạng giãn mao mạch mũi mà bạn có thể tham khảo:
- Retinoids dạng bôi: Ngoài tác dụng điều trị mụn trứng cá thì các bác sĩ da liễu còn kê đơn retinoids cho bệnh nhân bị giãn mao mạch mũi vì chúng giúp làm mờ sự xuất hiện của các vết mao mạch trên da. Tuy nhiên, thuốc cũng sẽ để lại một số tác dụng phụ như gây kích ứng da, ngứa đỏ, khô da sau khi sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Vai trò của hormone glucagon trong việc cân bằng đường huyết trong cơ thể
- Trị liệu bằng laser: Phương pháp này sẽ sử dụng ánh sáng để phá hủy các tĩnh mạch nổi trên da. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn.
- Chích xơ tĩnh mạch: Các bác sĩ sẽ tiêm dung dịch thuốc có tác dụng gây xơ vào tĩnh mạch bị giãn làm cho các tĩnh mạch này dần biến mất trong một thời gian ngắn. Trong một số trường hợp bệnh nhân sử dụng phương pháp này sẽ cảm thấy đau đớn nhưng tác dụng phụ này sẽ biến mất sau vài ngày.
- Công nghệ laser ánh sáng: Là phương pháp điều trị giãn mao mạch bằng cách chiếu một loại ánh sáng đặc biệt có khả năng xuyên qua các lớp da mà không gây tổn thương cho bề mặt da. So với các phương pháp laser nêu trên thì phương pháp này có thể mang lại kết quả tốt hơn do sử dụng công nghệ hiện đại hơn.
Phòng ngừa tình trạng giãn mao mạch mũi bằng cách nào?
Mặc dù có nhiều cách giúp ngăn ngừa giãn mao mạch mũi nhưng cũng có một số điều mọi người nên làm để giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc phải tình trạng này:
- Không rửa mặt bằng nước quá nóng: Da mặt thường khá nhạy cảm nên nếu rửa mặt bằng nước quá nóng rất dễ gây vỡ mao mạch dẫn đến giãn mao mạch. Vì vậy bạn nên rửa mặt bằng nước mát hoặc nước ấm để giúp làn da được an toàn và giữ được tính đàn hồi.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Nếu phải ra ngoài khi thời tiết nắng nóng, bạn nên thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Hãy nhớ che chắn cẩn thận bằng áo khoác, mũ và kính râm để tránh tác hại của tia UV chiếu vào da. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa các bệnh về gan hiệu quả với Naturenz Gold
- Không lạm dụng các sản phẩm dưỡng, trắng da có chứa corticosteroid hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc.
- Lưu ý hãy lựa chọn những địa chỉ uy tín khi muốn thăm khám và điều trị tình trạng giãn mao mạch để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ về một vài phương pháp điều trị giãn mao mạch mũi mà KenShin đưa ra. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này và có những cách phòng tránh tình trạng trên.